Thứ Tư, 06/06/2018 09:36

“Chảy máu” ngành giáo dục 3-4 tỷ đô/năm: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì?

 

Sáng 6.6, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn các tư lệnh ngành tại nghị trường. Trả lời câu hỏi đại biểu về thực trạng “chảy máu” nguồn tiền ra nước ngoài trong ngành giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận thực tế này.

ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình), chất vấn về thực trạng nguồn tiền rất lớn “chảy máu” cho các trường nước ngoài, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận thực tế này. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là vấn đề nhiều cử tri quan tâm, không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là văn hóa, đạo đức. “Trong xu hướng chung, các nước đang phát triển đều gửi con em đến các nước phát triển để nhận điều kiện giáo dục tốt hơn, đây cũng là một xu hướng. Tuy nhiên, khi chúng ta có chính sách tốt, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục, coi là quốc sách hàng đầu, dành 20% ngân sách để đầu tư cho giáo dục, nhưng yêu cầu nâng cao chất lượng thì số lượng tuyệt đối chưa nhiều”, Bộ trưởng Nhạ thừa nhận.

ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình)

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vai trò tham gia đóng góp của xã hội, của doanh nghiệp là rất quan trọng và đây là bài học kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc. Trung Quốc cũng có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Chủ trương này đã được thể hiện trong các văn kiện của đảng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao phải quan tâm vấn đề này; Bộ đã tham mưu bằng các đề án, nghị quyết để tăng cường nguồn lực khu vực tư nhân cho giáo dục.

Theo thống kê không chính thức, hằng năm, số học sinh, sinh viên đi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, có học bổng và không học bổng rất nhiều, số tiền chi phí tương đương 3 - 4 tỷ đô la. “Làm sao để thu hút học sinh, các gia đình có điều kiện tốt hơn, hiểu được không chỉ ra nước ngoài mới có điều kiện học tập tốt, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tiền cho giáo dục, hiện nay cũng có nhiều tâp đoàn lớn đã đầu tư cho giáo dục”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước chỉ đầu tư cho xây dựng cơ bản, cho vùng khó khăn, còn giáo dục chất lượng cao rất trông đợi vào đầu tư của nhà đầu tư. Việc kiểm định chất lượng từ đầu theo chuẩn quốc tế sẽ tăng sự đóng góp của tư nhân trong giáo dục chất lượng cao vì Bộ rất ưu tiên khuyến khích xã hội hóa. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận thời gian qua đã thực hiện việc này nhưng kết quả chưa sát với sự khuyến khích, các nhà đầu tư đã đầu tư nhưng chưa mạnh.

Lê Phương

Lao động

Các tin tức khác

>   Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sắp trả lời chất vấn trước Quốc hội (06/06/2018)

>   Vốn nhà nước nên được giao khoán (04/06/2018)

>   Mục tiêu CPI tăng không quá 4% là khả quan (03/06/2018)

>   Bóng ma rút vốn và câu chuyện tỷ giá (01/06/2018)

>   Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6 (01/06/2018)

>   Lương cơ sở chính thức được tăng từ 1/7 (31/05/2018)

>   Học phí đại học cũng được chuyển thành giá (30/05/2018)

>   Ứng phó với biến động tỉ giá (30/05/2018)

>   CPI tháng 5/2018 tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây (29/05/2018)

>   Hàng chục ngàn tỷ đồng đã được bơm ra (29/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật