Thứ Hai, 18/06/2018 13:10

Các nhà bán lẻ nước ngoài lũ lượt vào thị trường Việt Nam

Các công ty bán lẻ châu Á đang lũ lượt thâm nhập vào Việt Nam khi Việt Nam nới lỏng giới hạn về các công ty nước ngoài, đua nhau mang các cửa hàng tiện lợi và siêu thị vào một thị trường do hoạt động kinh doanh nhỏ chi phối.

Trong số các công ty nước ngoài, các nhà sản xuất như Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc từ lâu đã nhận thấy giá trị ở Việt Nam, mặc dù Việt Nam tụt lại phía sau so với một số quốc gia Đông Nam Á về khía cạnh phát triển kinh tế. Giờ thì các nhà bán lẻ cũng làm điều tương tự.

Một trong những công ty vừa mới đưa ra kế hoạch thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam là công ty cửa hàng tiện lợi GS25 – vừa mới đến Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 1/2018.

GS Retail – công ty điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Hàn Quốc – lên kế hoạch mở ra 50 cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam trước khi kết thúc năm 2018 và mở rộng mạng lưới ở đây lên 2,500 địa điểm trong vòng 1 thập kỷ. Ở thị trường quê nhà, GS25 có tới 12,000 cửa hàng tiện lợi.

Ở vùng ngoại ô của Tp.HCM, công ty bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc, E-Mart, đã mở cửa hàng rộng 3 hecta với nhiều sự lựa chọn về thực phẩm, quần áo và hàng hóa tiêu dùng. Dựa trên thành công của cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, E-Mart dự định mở thêm 10 cửa hàng hoặc nhiều hơn tại đây.

Ngoài ra, tập đoàn đa ngành Hàn Quốc, Lotte, lên kế hoạch gia tăng số lượng siêu thị Lotter Mart ở Việt Nam từ mức 13 lên 87. Một vị Giám đốc tại Lotte đã xem Việt Nam là thị trường quan trọng nhất ở châu Á.

Tổng doanh thu bán lẻ ở Việt Nam chạm mức kỷ lục 129.6 tỷ USD trong năm 2017.

Việt Nam đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% doanh nghiệp bán lẻ với một số điều kiện nhất định kể từ năm 2009, hai năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã giúp Việt Nam vượt mặt Indonesia và một số quốc gia khác về độ mở cửa thị trường. Các thỏa thuận thương mại tự do và kinh tế với các quốc gia, như Nhật Bản, đã thúc đẩy tự do hóa hơn nữa.

Trong năm 2016, Việt Nam đã giảm bớt các rào cản để mở các cửa hàng dưới 500 mét vuông, và các chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài sinh sôi nảy nở. Theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết hồi tháng 3/2018, những công ty này sẽ có khả năng mở rộng mà không có sự sàng lọc từ Chính phủ.

Seven & i Holdings của Nhật Bản dự tính mở 1,000 cửa hàng 7-Eleven ở Việt Nam vào năm 2027, và chuỗi cửa hàng tiện lợi B’s Mart của Thái Lan lên kế hoạch mở tới 3,000 cửa hàng. Một cư dân ở Tp.HCM cho biết bà hầu như chẳng tới chợ nữa: “Cửa hàng tiện lợi mọc lên quá nhiều – và chúng rất tiện lợi”.

Các nhà bán lẻ và chuỗi cửa hàng nhỏ từ lâu đã chiếm ưu thế ở thị trường bán lẻ Việt Nam và tiếp tục như thế cho tới ngày hôm nay. Các nhà bán lẻ tạp hóa hiện đại – siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng kiểu như thế – chỉ chiếm khoảng 5.4% số nhà bán thực phẩm Việt Nam trong năm nay, thấp nhất ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thu nhập gia tăng, nhiều người Việt sẵn lòng trả giá cao hơn cho các thực phẩm chất lượng cao tại các cửa hàng hiện đại. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 7%/năm và GDP trên đầu người chạm mức 2,385 USD trong năm 2017. Tại Tp.HCM, con số này hơn 5,000 USD/người.

Sự gia tăng thu thập đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các chuỗi cửa hàng nước ngoài, khi Việt Nam chỉ mới có khoảng 1,000 siêu thị (tương đương 1/20 số lượng ở Nhật Bản) và 2,000 cửa hàng tiện lợi (tương đương 1/30 số lượng ở Nhật Bản).

Triển vọng dòng vốn chảy vào thị trường bán lẻ đang gây lo ngại cho một số chuyên gia. “Nếu các công ty nước ngoài đến Việt Nam và chiếm ưu thế thì chính các công ty trong nước và người dân Việt Nam phải trả giá”, một thành viên của Quốc hội Việt Nam cho hay.

Tuy nhiên, các công ty trong nước không ngồi yên. VinMart+, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Vingroup, dự tính tăng gấp 4 mạng lưới lên 4,000 cửa hàng vào năm 2020. Thế giới Di động – một trong những nhà bán lẻ điện thoại di động hàng đầu Việt Nam – đã xây dựng mạng lưới siêu thị 375 cửa hàng trong 3 năm qua, và nhắm tới mục tiêu 500 cửa hàng vào cuối năm nay.

Việt Nam cần thêm hàng ngàn cửa hàng bán lẻ hiện đại nữa, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch và CEO của Thế giới Di động, cho hay. “Nếu chúng tôi xây dựng chuỗi cửa hàng thì chúng tôi sẽ chiếm được một lượng thị phần nhất định”.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asia Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   Uber rút lui, Cục thuế TP.HCM có đòi được 53 tỉ? (18/06/2018)

>   Những nút thắt kìm hãm ngành phần mềm (18/06/2018)

>   “Đẻ”... thêm điều kiện kinh doanh đối với ngành xăng dầu (18/06/2018)

>   Đà Nẵng phong tỏa tài sản của vợ chồng ông Vũ 'nhôm' (17/06/2018)

>   Khách quốc tế đến TP.HCM chi 3,3 triệu đồng/ngày (16/06/2018)

>   Sao lại buộc người buôn bán nhỏ phải ngồi chỗ riêng trong chợ? (16/06/2018)

>   Thịt lợn, bò nhập khẩu về Việt Nam đột nhiên giảm mạnh (16/06/2018)

>   Doanh nghiệp điều thua lỗ vì tranh bán, phá giá (16/06/2018)

>   Giá dừa Bến Tre thấp nhất trong 10 năm qua (16/06/2018)

>   Kiểm toán Nhà nước khu vực 1: Kiến nghị xử lý 7000 tỷ đồng trong 6 tháng (15/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật