Thứ Ba, 05/06/2018 06:06

Bộ trưởng Trần Hồng Hà lý giải việc “sốt đất” ở 3 đặc khu

“Thực tế vấn đề sốt đất là đương nhiên, nhưng vấn đề nghiêm trọng là chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp trái phép. Hoạt động này giao dịch ngầm và không đúng pháp luật”.

Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cho biết như vậy trong phiên trả lời chất vấn chiều 4/6.

Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) chất vấn, các phương tiện thông tin đại chúng cho biết, thị trường đất đai ở các địa phương Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang hết sức sôi động và diễn biến phức tạp, gây bức xúc lớn cho xã hội. Bộ trưởng có biết việc này không và đã làm gì để lập lại trật tự này?

Trả lời về vấn đề này, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, theo quy luật khi đầu tư vào hoặc có những kỳ vọng đầu tư hoặc tương lai phát triển và đặc biệt đầu tư hạ tầng vào đâu đó, v.v... thì đương nhiên nhà đầu tư sẽ đổ sô vào đấy. Quy luật là như vậy, nhưng thực tế chúng ta đã chưa làm được việc là làm sao để phòng ngừa và đưa ra các quyết định thật chuẩn, thay bằng các chỉ thị hành chính.

Ông dẫn chứng câu chuyện sốt đất từ dự án sân bay Long thành cách đây 5 năm, tỉnh Đồng Nai ban hành chỉ thị để dừng việc giao dịch nhưng thực tế người dân vẫn bằng nhiều cách giao dịch ngầm.

Với 3 đặc khu, Bộ trưởng cho rằng việc đưa ra những nội dung trong chỉ thị (tạm dừng các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là đúng đắn. Tuy nhiên, hình thức ra chỉ thị không phù hợp với pháp luật, không phù hợp với luật hiện nay.

Theo Bộ trưởng Hà, thực tế vấn đề sốt đất là vấn đề đương nhiên, nhưng vấn đề chủ yếu, vấn đề nghiêm trọng, đó là chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp trái phép. Hoạt động này giao dịch ngầm và không đúng pháp luật, việc quản lý, cơ quan quản lý, năng lực quản lý và tính nhạy cảm của chúng ta trong vấn đề này để kiểm soát và kiểm tra xử lý thì chúng ta chưa kịp thời, đặc biệt chúng ta phải thông báo cho các bên.

"Nếu các quy định giao dịch trái pháp luật thì trong trường hợp đó, khi chúng ta quy hoạch, đầu tư, đền bù thì chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp như thế nào đó để đảm bảo sự công bằng, để cho những nhà đầu cơ không có đất để vào đây. Khâu này là khâu phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, đặc biệt thời điểm này các địa phương phải tập trung xem lại các hồ sơ đất đai để quản lý được hiện trạng đất đai". - ông Hà nói.

Cũng theo ông Hà, từ quản lý hiện trạng đất đai, khi chúng ta tính toán đền bù cho người dân thì chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo được công bằng và người xứng đáng được đền bù, người đã cống hiến, đóng góp khai hoang miền đất đấy xứng đáng được hưởng. Người đầu cơ là chúng ta sẽ kiên quyết có biện pháp để người ta không có cơ hội trong các phi vụ về đất đai này.

Vân Du

DDĐN

Các tin tức khác

>   Mỗi ngày có 10.000 tỷ đồng đổ vào bất động sản (02/06/2018)

>   "Khát" vốn phát triển nhà ở (31/05/2018)

>   Bình quân có hơn 500 công ty địa ốc ra đời mỗi tháng (31/05/2018)

>   Bộ Xây dựng kiến nghị cấp thêm 3.000 tỷ đồng "giải cứu" nhà ở xã hội (30/05/2018)

>   Chưa thống nhất vị trí xây sân bay Lộc An, đất đã sốt (30/05/2018)

>   Sốt đất do dịch chuyển kênh đầu tư mạnh nhất 10 năm (30/05/2018)

>   Có “bong bóng” BĐS trên diện rộng? (29/05/2018)

>   Nhiều đất công ở Sài Gòn được cho thuê với giá mỗi m2 bằng nửa tô bún (29/05/2018)

>   Lựa chọn đầu tư an toàn trong cơn "sốt" đất (28/05/2018)

>   Ai đứng sau 'cơn bão' giá đất ven biển Phú Yên? (28/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật