Thứ Năm, 28/06/2018 11:35

Bộ trưởng GTVT yêu cầu tháng 8 chạy thử tàu Cát Linh - Hà Đông

 Bộ trưởng GTVT yêu cầu trong tháng 7 phải kết nối điện lưới với tàu và đóng điện chạy vào tháng 8. Các đơn vị phải sẵn sàng phối hợp nghiệm thu dự án.

Chiều 27/6, Bộ GTVT tổ chức rà soát các công trình trọng điểm của ngành giao thông. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt sớm hoàn thiện, kết nối kỹ thuật để chạy thử tàu Cát Linh - Hà Đông.

Bộ trưởng Thể cho rằng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có nhiều hạng mục chậm tiến độ. Cụ thể là việc hoàn thành nhà ga, kết nối, quy trình nghiệm thu, phối hợp của các đơn vị liên quan, chuẩn bị kiểm định vận hành an toàn hệ thống…

Người dân Hà Nội tham quan tàu Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Lê Hiếu.

Đến nay, vốn bổ sung 250 triệu USD đã được khơi thông nhưng tiến độ giải ngân chậm. Do đó Bộ trưởng Thể yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt phải làm việc với nhà thầu để 15/7 phải đưa điện lưới quốc gia kết nối với hệ thống vận hành tàu. Đến cuối tháng 7, đầu tháng 8, nhà thầu phải đóng điện xong cho các đoàn tàu và tiến hành chạy thử.

“Trong quá trình vận hành kỹ thuật, nhà thầu tiếp tục hoàn thiện các hạng mục phục vụ hành khách”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu Ban quản lý dự án đường sắt phối hợp với Hà Nội rà soát lại chuyên gia, cán bộ, nhân viên đã được đào tạo để khi hoàn thiện vận hành trơn tru, hiệu quả cao tuyến đường sắt này.

Ngoài ra, các đơn vị của Bộ GTVT phải phối hợp với Hội đồng nghiệm thu nhà nước tiếp cận, tìm hiểu hồ sơ, thực tế… để giám sát, kiểm tra dự án. Việc nghiệm thu đánh giá an toàn của hệ thống phải đặc biệt chú trọng từ khâu kiểm tra thiết kế đến thực tế để đảm bảo tuyệt đối an toàn chạy tàu cho người và phương tiện.

Lộ trình dự án Cát Linh - Hà Đông. Đồ họa: Hữu Nhân.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án thực hiện từ tháng 11/2008 và ban đầu dự kiến đến tháng 11/2013 hoàn thành, với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD.

Tuy nhiên, với tiến độ chậm, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng). Sau nhiều lần chậm tiến độ, Bộ GTVT khẳng định sẽ tiến hành khai thác thương mại vào cuối năm 2018.

Sớm sửa chữa đường băng xuống cấp

Liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng công ty Cảng hàng không khẩn trương đề xuất phương án nâng cấp. Hiện đường băng sân bay Tân Sơn Nhất đã xuống cấp nhưng vấn đề sửa chữa, nâng cấp lại gặp vướng mắc về cơ chế kinh phí. Dù vậy, Bộ GTVT vẫn phải lên phương án sửa chữa kịp thời để bảo đảm an toàn hàng không. Không thể vì đường băng hỏng dẫn đến nguy cơ Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế yêu cầu đóng cửa toàn bộ sân bay.

Bộ GTVT sẽ sớm làm việc với Bộ Quốc phòng để thống nhất về quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Mục tiêu trong tháng 7 quy hoạch mở rộng sân bay được phê duyệt.

Văn Chương

ZING.VN

Các tin tức khác

>   Bỏ quy định buộc siêu thị khuyến mại 1 năm 3 lần, bán cả ngày lễ, Tết (28/06/2018)

>   Nhật Bản trở lại vị trí 'quán quân' đầu tư FDI ở Việt Nam (28/06/2018)

>   “Rác” công nghệ, từ xi măng đến nhiệt điện than (28/06/2018)

>   Nông sản miền Tây lần lượt rớt giá (28/06/2018)

>   NÓI THẲNG: Thanh Hóa muốn "đốt" hơn 100 tỉ (27/06/2018)

>   Loạt dự án tỷ đô đổ bộ, 20 tỷ USD vốn ngoại 'đặt cọc' vào Việt Nam (26/06/2018)

>   Nội thất cao cấp của Ý "dòm ngó" thị trường Việt Nam (26/06/2018)

>   Bị cáo Đinh La Thăng không được giảm án, phải bồi thường 600 tỷ (26/06/2018)

>   Lần đầu Việt Nam xuất khẩu thịt heo tươi (26/06/2018)

>   Hải sản Việt Nam bị 'thẻ vàng' thêm 6 tháng (26/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật