Thứ Hai, 14/05/2018 14:03

TTCK Trung Quốc sắp bùng nổ trên thương trường quốc tế

Vào ngày 01/06/2018 sắp tới, MSCI sẽ thêm cổ phiếu công ty sản xuất rượu Kweichow Moutai, công ty môi giới chứng khoán Guosen Securities và hơn 200 cổ phiếu khác được niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vào chỉ số thị trường mới nổi của MSCI.

* MSCI quyết định thêm cổ phiếu Trung Quốc vào chỉ số thị trường mới nổi

MSCI – nhà cung cấp chỉ số có trụ sở ở New York – sẽ công bố quyết định cuối cùng về việc lựa chọn các cổ phiếu Trung Quốc hạng A vào ngày thứ Hai (14/05 – giờ địa phương), qua đó đặt nhiều cổ phiếu trong số này vào tầm ngắm của các quỹ hưu trí, quỹ ETF, quỹ quản lý tài sản trên thế giới. Được biết, các cổ phiếu hạng A là cổ phiếu của các công ty Trung Quốc được niêm yết ở lục địa Trung Quốc.

Đây là một chiến thắng mang tính biểu tượng đối với Trung Quốc – một quốc gia khao khát có được sự công nhận nhiều hơn về thị trường tài chính và vai trò của đồng Nhân dân tệ trên thị trường quốc tế. Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài vẫn tỏ ra lo ngại về nhiều vấn đề của Trung Quốc, từ rủi ro nợ cho tới sự can thiệp của Chính phủ và các biện pháp kiểm soát vốn, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn gia tăng tỷ lệ sở hữu tài sản ở quốc gia này.

“Nhìn chung, việc MSCI thêm cổ phiếu Trung Quốc hạng A là một biểu tượng cho thấy sự tự do hóa ngày càng cao của thị trường tài chính Trung Quốc và đánh dấu một kỷ nguyên mới, trong đó Trung Quốc là ‘tay chơi’ thực sự trên thị trường toàn cầu”, Eleanor Creagh, Chiến lược gia thị trường tại Saxo Capital Markets ở Sydney, cho hay.

Mặc dù tỷ trọng lúc đầu của cổ phiếu Trung Quốc hạng A trong chỉ số MSCI Emerging Markets Index chỉ là 0.7% (khá thấp), nhưng con số này có thể tăng lên tới 14% trong thời gian tới khi các nguyên tắc của thị trường nước này dần hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế, ông Creagh cho biết. MSCI cho biết, ban đầu, quyết định thêm cổ phiếu Trung Quốc hạng A được dự báo sẽ thu hút gần 17 tỷ USD từ các quỹ thụ động (passive fund) vào thị trường cổ phiếu lớn thứ hai trên thế giới và dòng vốn chảy vào có thể lên tới 35 tỷ USD trong vài năm tới.

Phải mất vài năm, MSCI mới tiến tới quyết định thêm cổ phiếu Trung Quốc vào các chỉ số thị trường mới nổi. Những lo ngại về khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc của các nhà đầu tư tổ chức đã khiến MSCI do dự trong việc thêm cổ phiếu hạng A của Trung Quốc vào chỉ số Emerging Markets Index và các chỉ số khác. Sau năm 2013, thời điểm MSCI thêm cổ phiếu Trung Quốc hạng A vào danh sách xem xét thêm vào, MSCI đã 3 năm nói “không” với việc thêm các cổ phiếu Trung Quốc vào chỉ số của mình. Cơ chế giao dịch, hệ thống thuế và các quy định rút vốn là 3 trong số những lo ngại của ban tham vấn MSCI.

Nhiều trong số những thách thức này vẫn còn tới thời điểm này. Trong năm 2015, Trung Quốc cho phép hơn 50% công ty niêm yết của mình Trung Quốc tạm ngừng giao dịch lúc làn sóng bán tháo cổ phiếu lên tới đỉnh điểm. Và cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ thói quen can thiệp vào thị trường trong lúc thị trường bất ổn.

Trong ngày 23/03, Trung Quốc đã can thiệp để hỗ trợ thị trường chứng khoán nước nhà, sau khi nỗi lo về cuộc chiến thương mại với Mỹ khiến thị trường rơi vào trạng thái bán tháo mạnh nhất trong 6 tuần.

Các quỹ có sự hậu thuẫn của Chính phủ Trung Quốc đã mua lại các cổ phiếu vốn hóa lớn, bao gồm China Petroleum & Chemical Corp. và China Life Insurance Co., đồng thời tăng cường hoạt động mua vào buổi chiều ngày thứ Sáu, dựa theo thông tin thân cận. Cả hai cổ phiếu vốn hóa lớn trên đều xóa bớt đà sụt giảm vào cuối phiên giao dịch, trong đó chỉ số vốn hóa lớn CSI 300 chỉ còn giảm 2.9% sau khi lao dốc 4.6% trong phiên.

* Lo sợ TTCK giảm mạnh, Trung Quốc ra tay can thiệp

Những tiến triển về các quy định tạm ngừng giao dịch đã được xác định bởi MSCI như là một tiêu chuẩn để được thêm vào. Khi Trung Quốc dần dần mở rộng mối liên hệ chứng khoán giữa nội địa và Hồng Kông – qua đó tạo điều kiện để các nhà đầu tư quốc tế sở hữu cổ phiếu hạng A của Trung Quốc, khả năng phục hồi của hệ thống giao dịch cũng là một yếu tố để xem xét thêm vào, MSCI cho hay.

Trung Quốc đã dần thay đổi để tạo nền tảng cho các đợt xem xét thêm vào trên toàn cầu trong vài năm tới, bao gồm cả quyết định nâng giới hạn giao dịch hàng ngày đối với hoạt động đầu tư thông qua mối liên kết Trung Quốc và Hồng Kông. Khoản mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài thông qua mối liên kết trên đã gia tăng lên mức kỷ lục trong tháng qua.

Những cổ phiếu Trung Quốc ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài

Những cổ phiếu niếm yết trên sàn Thượng Hải được nhà đầu tư nước ngoài nắm nhiều nhất

Tầm quan trọng của của quyết định từ MSCI được thể hiện thông qua tín hiệu mà nó truyền tải tới các tổ chức về việc tham gia vào thị trường nội địa Trung Quốc, Aaron Boesky, Giám đốc điều hành của Marco Polo Pure Asset Management ở Hồng Kông, cho hay. MCSI cho rằng môi trường pháp lý, thanh khoản và nguyên tắc kế toán của Trung Quốc đã đạt yêu cầu, ông nói rõ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Leo dốc 7 phiên liền, Dow Jones vọt hơn 2% trong tuần qua (12/05/2018)

>   Cuộc chiến đơn độc của trường phái đầu tư dài hạn hậu bong bóng tài sản tại Nhật Bản (13/05/2018)

>   Sắc xanh bao trùm TTCK châu Á, Hang Seng vọt hơn 450 điểm (11/05/2018)

>   S&P 500 có chuỗi tăng 5 phiên mạnh nhất từ tháng 2 (11/05/2018)

>   Phố Wall khởi sắc nhờ đà nhảy vọt 3% của giá dầu (10/05/2018)

>   Sau IPO, Xiaomi có thể sản sinh ra 7 tỷ phú mới (09/05/2018)

>   Phố Wall trồi sụt sau quyết định của ông Trump (09/05/2018)

>   Hồi hộp chờ tin từ Donald Trump về thỏa thuận Iran, TTCK châu Á tràn ngập sắc xanh (08/05/2018)

>   Nhờ Warren Buffett, Apple tiến gần hơn tới cột mốc 1 ngàn tỷ USD (08/05/2018)

>   Đà leo dốc liền 6 phiên của cổ phiếu Apple kích Phố Wall tăng điểm (08/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật