Thứ Năm, 10/05/2018 10:52

Liệu Ả-rập Xê-út và Nga có khỏa lấp khoảng trống mà Iran để lại?

Ả-rập Xê-út cho biết họ sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu dầu trên thế giới nếu lệnh trừng phạt lên Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt. Thế nhưng, các chuyên gia phân tích dự báo họ chỉ làm vậy khi có sự tham gia của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) và Thái tử Ả-rập Xê-út, Mohammed bin Salman (bên phải)

Giá dầu Brent tăng hơn 3% trong ngày thứ Tư (09/05) nhờ tuyên bố áp lệnh trừng phạt lên Iran của ông Trump và khi dữ liệu Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu nội địa giảm mạnh vì nhu cầu xăng của các tài xế Mỹ tăng cao. Giá dầu có thể tiến gần hơn tới mức 80 USD/thùng thay vì mức dự báo 60-70 USD/thùng của các chuyên gia phân tích trong năm nay.

Thời điểm Mỹ đưa ra tuyên bố áp lệnh trừng phạt cùng trùng khớp với lúc giá dầu đang trên đà tăng và hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Trong ngày thứ Ba (08/05 – giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và khôi phục các lệnh trừng phạt nhằm loại bỏ Iran ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Giá dầu cao hơn là một thông tin tích cực đối với Ả-rập Xê-út, vì nước này đang chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của công ty dầu quốc doanh Saudi Aramco.

“Tôi nghĩ Ả-rập Xê-út sẽ để giá dầu WTI lên mức 80 USD hoặc 85 USD trước khi họ bắt đầu thực hiện điều gì đó”, John Kilduff, Chuyên gia phân tích dầu tại Again Capital, cho hay.

Trong quá khứ, Ả-rập Xê-út đã từng nhảy vào để khỏa lấp khoảng trống trong chuỗi cung ứng dầu toàn cầu. Trong ngày thứ Ba (10/05), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết chính quyền đang cần sự giúp đỡ từ các đồng minh sản xuất dầu để giữ giá dầu trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, yêu cầu của Mỹ giờ đã trở nên phức tạp hơn nhiều tại thời điểm này. Ả-rập Xê-út – đối thủ của Iran – đã tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng với Nga – một đồng minh của Iran và cũng bị Mỹ áp lệnh trừng phạt. Câu hỏi ở đây là liệu Ả-rập Xê-út và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong mối liên minh với Nga sẽ tiếp tục tuân thủ theo mục tiêu đã đề ra trước đó trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay sẽ điều chỉnh mục tiêu để khỏa lấp lượng dầu Iran mất đi trong bối cảnh giá dầu đã ở mức cao và còn tăng nữa.

“Ả-rập Xê-út sẽ không làm điều này mà không có sự tham gia của Nga”, Edward Morse, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citigroup, cho hay. “Người Nga đã phản đối việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và mặt khác, họ cũng không thích giá dầu ở mức cao vì đồng nội tệ nước này gắn liền với giá dầu… Thế giới lý tưởng của Nga là nơi bạn có thể giữ đồng Ruble không tăng nữa, giảm chi phí và dẫn tới giá ổn định”.

Ông Morse cho biết việc Mỹ khôi phục toàn bộ lệnh trừng phạt lên Iran sẽ làm giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng, nhưng tới cuối cùng, giá dầu sẽ giảm trở lại nếu Ả-rập Xê-út và Nga khỏa lấp khoảng trống trên thị trường.

“Nếu họ tung quá nhiều dầu vào thị trường thì giá dầu chắc chắn sẽ giảm”, ông nói. “Khi tất cả sản lượng dầu của Mỹ được đẩy vào hệ thống, thị trường có thể lại rơi vào tình trạng dư cung”.

Sản lượng dầu tại Mỹ đã tăng lên 10.7 triệu thùng/ngày trong tuần trước, dựa trên số liệu của Chính phủ Mỹ.

Vẫn không rõ bao nhiêu phần trăm lượng dầu của Iran bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ vì các đối tác của Mỹ có tham gia vào thỏa thuận hạt nhân đang phản đối việc chấm dứt thỏa thuận, và Iran cho biết họ sẽ cố gắng duy trì thỏa thuận. Các chuyên gia dự báo một số sẽ tuân theo lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng một số khác lại không. Ví dụ như Trung Quốc có thể tiếp tục mua dầu từ Iran.

Theo quan điểm của các chuyên gia phân tích, lượng dầu xuất khẩu của Iran có thể giảm bớt 300,000-500,000 thùng/ngày.

Cùng với một số nhà sản xuất bên ngoài (có cả Nga), OPEC đã thực hiện cắt giảm 1.8 triệu thùng dầu/ngày kể từ đầu năm 2017 với mục tiêu hỗ trợ giá dầu.

Thỏa thuận này dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay, nhưng OPEC và Bộ trưởng Năng lượng của Ả-rập Xê-út cho biết họ nên tiếp tục hợp tác bằng một số hình thức. Thỏa thuận được xem là yếu tố mang lại sự cân bằng cung và cầu trên thị trường dầu và thúc đẩy giá. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, giá dầu tăng mạnh khi nguồn cung dầu tại Venezuela giảm mạnh và thấp hơn rất nhiều so với mức hạn ngạch. Hiện Venezuela sản xuất khoảng 1.5 triệu thùng/ngày.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu vọt 3% lên đỉnh 3 năm rưỡi sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận Iran (10/05/2018)

>   Dầu vọt gần 3% lên cao nhất kể từ năm 2014 sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (09/05/2018)

>   Quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận Iran có tác động gì tới giá dầu và giá xăng? (09/05/2018)

>   Giảm chưa được bao lâu, giá dầu lập tức tăng mạnh trở lại  (09/05/2018)

>   Dầu giảm gần 2.5% sau khi Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Iran (09/05/2018)

>   Giá dầu biến động khôn lường trước các luồng thông tin về quyết định của ông Trump về thỏa thuận Iran (08/05/2018)

>   Ai bán xăng E5, ai xài xăng A95? (08/05/2018)

>   Xăng E5 RON92 tăng hơn 500 đồng/lít (08/05/2018)

>   Tăng 1.5%, dầu WTI vượt mốc 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014 (08/05/2018)

>   Giá dầu WTI vượt ngưỡng 70 USD lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014 (07/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật