Thứ Hai, 28/05/2018 13:30

Kinh ngạc về gã kỹ sư xây dựng đế chế truyền thông không có… phóng viên

Khi Triều Tiên và Malaysia bị đảo lộn bởi những xung đột về ngoại giao vì cái chết của ông Kim Jong Nam - người anh em cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thì một người khởi nghiệp ở Nhật Bản và công ty dịch vụ tin tức vừa chớm nở của anh chuẩn bị thực hiện điều gì đó để thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Thông tin về cái chết của ông Kim Jong Nam nhanh chóng xuất hiện ở Nhật Bản không phải bởi một tập đoàn truyền thông lớn của xứ sở hoa anh đào mà bởi một start-up nhỏ bé. JX Press Corp. – một công ty liên doanh công nghệ chuyên về tin tức – được sáng lập trong năm 2008 bởi Katsuhiro Yoneshige khi anh còn là sinh viên đại học năm nhất. JX Press ghi nhận vụ việc trên nhanh hơn 30 phút so với các ông lớn tin tức khác, theo lời của một người quan sát. Đáng ngạc nhiên hơn, JX Press đã thực hiện điều đó mà không có một phóng viên nào, chứ chưa nói tới một văn phòng quốc tế.

Anh Katsuhiro Yoneshige

“NewsDigest lên tin trên lúc 19h52, còn các đài truyền thông lên tin lúc 20h30”, nhà xã hội học Noritoshi Furuichi viết trên mạng xã hội Twitter sau thông tin về cái chết của ông Kim Jong Nam. “Tivi đã trở thành một phương tiện truyền thông đưa tin chậm chạp”.

Hóa ra, bí mật của JX Press là kết hợp mạng xã hội và trí thông minh nhân tạo. Yoneshige và nhóm của anh đã phát triển một công cụ, sử dụng công nghệ học máy (machine learning) để tìm kiếm tin giật gân (breaking news) trong các bài đăng của mạng xã hội và tổng hợp chúng thành một báo cáo tin tức. Về cơ bản, đây là phòng tin tức có các nhân viên là kỹ sư.

Thông tin của NewsDigest về ông Kim Jong-Nam được bàn luận khá nhiều trong số các đài truyền hình ở Tokyo, Yoneshige cho biết. “Chúng tôi nhận được rất nhiều lời yêu cầu từ các tổ chức truyền thông. Họ muốn thử hệ thống của chúng tôi”.

Tình thế nguy hiểm của ngành truyền thông Nhật Bản

Yoneshige (hiện 29 tuổi) nhận ra tình thế nguy hiểm của lĩnh vực truyền thông Nhật Bản khi anh đang lập trình trang web tin tức cho một hãng máy bay khi còn ở trường cấp 2 và cấp 3. Ngành truyền thông có bộ máy nhân viên khá cồng kềnh và không kiếm đủ tiền, anh này cho hay.

Start-up của Yoneshige là một ví dụ điển hình về cách thức giới khởi nghiệp thời millennial đang tận dụng mạng xã hội để tạo ra các doanh nghiệp có thể tái định hình cách thức hoạt động một ngành nào đó. Ngoài ra, đây cũng là một trường hợp nghiên cứu (case study) về cách người Nhật Bản tìm cách đối phó với một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay: Thiếu hụt lao động, vấn đề sẽ tồi tệ hơn khi dân số ngày càng già hóa.

JX Press – đặt trụ sở ở Tokyo – có 24 nhân viên với độ tuổi trung bình là 29 tuổi, trong đó 2/3 là kỹ sư. Công ty có 2 sản phẩm chính: Dịch vụ thông tin giật gân dựa trên lượng đăng ký Fast Alert và một ứng dụng tin tức di động miễn phí có tên NewsDigest.

100 triệu “cameramen”

Dịch vụ Fast Alert lùng sục các bài đăng trên mạng xã hội, bài viết phân tích, hình ảnh và thậm chí là dấu chấm than để tìm kiếm những thông tin giật gân ở Nhật Bản, ở những khía cạnh như hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các thảm họa khác. Ngoài ra, dịch vụ này còn theo dõi các hãng truyền thông nước ngoài và các tài khoản Twitter (mà họ xem là đáng tin cậy) để cố gắng trở thành công ty đầu tiên ghi nhận những diễn biến quốc tế quan trọng. Một khi tìm thấy thông tin, thuật toán lập trình sẵn sẽ viết nên câu chuyện giật gân đó.

JX Press có một vài công ty tài chính có tên tuổi lớn hậu thuẫn, bao gồm ông lớn truyền thông Nhật Bản Nikkei Inc. và công ty vốn mạo hiểm Mitsubishi UFJ Capital và CyberAgent Ventures. Khách hàng của họ boa gồm nhiều đài truyền hình lớn nhất của Nhật Bản, như NHK, TV Asahi và Fuji Television – tất cả đều trả phí thuê bao hàng tháng để sử dụng Fast Alert (Yoneshige từ chối tiết lộ thông tin này).

Hiện Nikkei đang cạnh tranh với Bloomberg LP – công ty mẹ của Bloomberg News – để cung cấp các thông tin và tin tức tài chính.

Koichiro Nishi, Phó Tổng Biên tập tại TV Asahi, cho biết Fast Alert đã trở thành công cụ buộc phải có kể từ khi phòng tin tức của ông bắt đầu sử dụng trong tháng 11/2016. Công cụ này cho phép họ phát hiện một số thông tin ngay trước cả sở cảnh sát và sở cứu hỏa, thay vì ngồi chờ để nghe tin tức từ phía họ, ông Koichiro Nishi chia sẻ.

“Về cơ bản, đây là một thế giơi bao gồm 100 triệu cameramen”, ông Nishi cho hay.

Gã kỹ sư đam mê máy bay

Fast Alert có thể lọc 99% các thông tin giả, theo lời của Yoneshige. Anh trích thông tin về vụ động đất xảy ra tại thành phố Kumamoto ở phía Tây Nam Nhật Bản trong tháng 4/2016. Ngay sau khi, một hình ảnh được “truyền tay” trên mạng xã hội về một chú sư tử được ghi nhận là đã trốn thoát khỏi một sở thú địa phương và đang đi loanh quanh cả thành phố. Tuy nhiên, Fast Alert nhận ra hình ảnh này có nguồn gốc ở Nam Phi.

JX Press hiện có doanh thu từ ứng dụng NewsDigest (dưới dạng quảng cáo) cao gấp đôi so với Fast Alert. NewsDigest xếp hạng thứ 8 ở Nhật Bản trong danh mục ứng dụng tin tức của Apple Store tính tới ngày 25/05. Hồi tháng 1/2018, doanh số của 2 dịch vụ chính này đã tăng vọt 613% so với cùng kỳ năm ngoái, theo nguồn tin từ JX Press – vốn không tiết lộ cụ thể doanh thu hoặc lợi nhuận.

Các quỹ đầu cơ cũng chú ý tới JX Press và tăng cường liên lạc với Yoneshige về Fast Alert, anh cho hay.

Dù vậy, bất chấp sự quan tâm trên, Yoneshige biết được những mối nguy hiểm mà doanh nghiệp của anh phải đối mặt. Theo anh, mối đe dọa đầu tiên là rủi ro nền tảng mạng xã hội. Lấy Instagram làm ví dụ. Ứng dụng chia sẻ hình ảnh gần đây đã thay đổi chính sách về cách thức sử dụng thông tin của Instagram. Kết quả? JX Press đã buộc phải loại bỏ những bài đăng của Instagram ra khỏi công cụ tìm kiếm của họ.

Thế nhưng, mặc cho những điều không chắc chắn, anh Yoneshige dự định niêm yết cổ phiếu của JX Press vào năm 2021. Và bên cạnh JX Press, Yoneshige vẫn chưa thể quên niềm đam mê ban đầu của mình. Thỉnh thoảng, anh vẫn viết cho những ấn phẩm máy bay trực tuyến, và vẫn chưa từ bỏ ước mơ có hãng máy bay riêng của chính mình vào một ngày đẹp trời nào đó.

“Công ty tin tức là công ty đầu tiên của tôi tại thời điểm này, nhưng tôi vẫn chưa quên về công ty máy bay”, Yoneshige chia sẻ. “Tôi thực sự là một gã đam mê máy bay trước khi trở thành gã đam mê tin tức”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Thất nghiệp, biến khoản tiết kiệm 800 USD thành công ty 500 triệu USD (28/05/2018)

>   Phát hiện tài sản “khủng” tại các căn hộ liên quan đến cựu Thủ tướng Malaysia (26/05/2018)

>   Bài học nào đã truyền động lực thành công cho nhà sáng lập SkinnyMint và BodyBoss? (26/05/2018)

>   8 thành phố châu Á có thể khởi nghiệp với 3.000 USD (25/05/2018)

>   "Tiền đổ vào start-up Việt đang tăng đột biến" (25/05/2018)

>   Bài học từ lần khởi nghiệp đầu tiên của Jack Ma (23/05/2018)

>   Startup Mỹ gây sửng sốt vì tìm ra cách siêu việt bảo vệ máy tính (22/05/2018)

>   IPO "bom tấn" Xiaomi và chuyện về nhóm triệu phú Lucky 56 (22/05/2018)

>   10 trường đại học Mỹ sản sinh nhiều tỷ phú nhất (22/05/2018)

>   Chân dung người thừa kế tập đoàn LG (21/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật