Thứ Năm, 03/05/2018 17:58

Góc nhìn 04/05: Sẽ có nhịp hồi phục ngắn hạn?

Trong phiên 03/05, nhóm ngân hàng và chứng khoán đã tìm được điểm cân bằng ngắn hạn. Các chỉ số thị trường tương lai cũng đảo chiều tăng điểm và vượt khá xa so với thị trường cơ sở. Theo nhận định của các công ty chứng khoán (CTCK), đây là dấu hiệu đáng tin cậy cho sự hình thành của một nhịp phục hồi trong xu hướng giảm giá hiện hành. Tuy nhiên, rủi ro hiện tại vẫn ở mức cao.

Hồi phục về ngưỡng 1,040

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS): VN-Index giảm về gần mốc tâm lý mạnh 1,000 điểm vào cuối phiên sáng ngày 03/05 rồi bật lên trở lại sau đó. Ngưỡng hỗ trợ tâm lý này đã có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy lực cầu bắt đáy gia tăng. Khối lượng khớp lệnh trong phiên ngày 03/05 cũng được cải thiện làm tăng thêm tính tin cậy cho nhịp hồi phục này.

Trên góc độ kỹ thuật, tín hiệu ngắn hạn của VN-Index vẫn đang là tiêu cực với vùng kháng cự trong khoảng 1,040-1,080 điểm (MA5-10) và vùng hỗ trợ tại 970-1,000 điểm. SHS cho rằng, rủi ro hiện tại vẫn ở mức cao nhưng khả năng về một nhịp hồi phục ngắn hạn đang dần tăng lên sau khi test thành công ngưỡng tâm lý 1,000 điểm. Dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể sẽ hồi phục với mục tiêu là ngưỡng 1,040 điểm (MA5) nhằm cải thiện tín hiệu ngắn hạn.

Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới trong giai đoạn này và nếu có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục thì có thể tận dụng những phiên hồi phục để bán ra nhằm đưa tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có triển vọng tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

Chấp nhận rủi ro với cổ phiếu ngành tài chính

CTCK KB Việt Nam (MSI): Nhóm ngân hàng và chứng khoán đã tìm được điểm cân bằng ngắn hạn. Các chỉ số thị trường tương lai cũng đảo chiều tăng điểm và vượt khá xa so với thị trường cơ sở. Đây là dấu hiệu đáng tin cậy cho sự hình thành của một nhịp phục hồi trong xu hướng giảm giá hiện hành. Tuy nhiên, rủi ro toàn phần vẫn tăng nhanh và khó dự báo khi tiếp nối GAS, NVL, HSG, tiêu chí kỹ thuật trên các cổ phiếu bluechips gồm VIC, MSN, HPG lại chuyển biến tiêu cực, tiềm ẩn khả năng giảm giá bất ngờ.

MSI đề xuất ưu tiên hàng đầu tiếp tục là đứng ngoài thị trường cho đến khi VN-Index củng cố vững vàng mốc tâm lý 1,000 điểm. Nếu chấp nhận rủi ro cao, có thể đón đầu nhịp phục hồi tiềm năng này với các cổ phiếu nhóm ngân hàng (VCB, CTG, ACB) và chứng khoán (HCM, SSI).

Vùng hỗ trợ 1,000-1,020

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch thứ 5 (03/05), lực cầu bắt đáy tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu ngân hàng (BID, VCB, CTG, MBB, STB,…) và chứng khoán (HCM, SSI, SHS, VND,…) đã nhanh chóng giúp chỉ số VN-Index phục hồi đáng kể so với mức giảm sâu nhất trong phiên là hơn 25 điểm. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (GAS, NVL, VIC, MSN, VJC,…) đóng cửa giảm mạnh đã kìm hãm đáng kể đà tăng của chỉ số. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 2.62 điểm (-0.25%), đóng cửa ở mức 1,026.46 điểm. Thanh khoản trên HOSE cải thiện đáng kể so với các phiên trước, với tổng khối lượng giao dịch đạt khoảng 203.5 triệu cổ phiếu, trị giá 6,585.05 tỷ đồng. Về phía khối ngoại, họ tiếp tục bán ròng hơn 775 tỷ đồng.

Aseansc cho rằng kịch bản phục hồi kỹ thuật cho VN-Index trong thời gian tới cần được xem xét dựa trên cơ sở: (1) Chỉ số VN-Index đã có mức chiết khấu khá cao kể từ mức đỉnh (1,211.34 điểm); (2) Vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1,000-1,020 điểm (Bao gồm: Fibo 50%, MA(150) và hỗ trợ tâm lý 1,000 điểm); (3) Các chỉ báo kỹ thuật ở vùng quá bán.

Dựa vào chuyển động của các chỉ báo kỹ thuật, Aseansc cho rằng VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần nhất tại 1,000-1,020 điểm, đây được xem là vùng tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, xem xét hạ tỷ trọng khi thủng hỗ trợ 1,000. Vùng hỗ trợ tiếp theo được dự báo ở mức 960 – 980 điểm. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% cash/ 30% stocks.

Không sử dụng margin

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Nối tiếp tâm lý tiêu cực ngày 02/05, thị trường mở cửa giao dịch với sắc đỏ bao trùm. GAS, PVD bị kéo mạnh về giá sàn ngay đầu phiên. Đây là phiên sàn thứ 4 của GAS kể từ ngày họp ĐHĐCĐ. Diễn biến tiêu cực lan tỏa các nhóm cổ phiếu trụ, không có cổ phiếu nào đỡ đà giảm mạnh. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã giải tỏa tâm lý tiêu cực, nhóm ngân hàng và chứng khoán xanh mạnh trở lại.

Kết thúc phiên, chỉ số chỉ giảm 2.62 điểm so với mức rơi sâu nhất trong phiên là 25.29 điểm. Tuy chỉ số giảm nhẹ nhưng khối lượng giao dịch chỉ cải thiện so với phiên ngày 02/05, nên chưa xác định được phiên ngày 03/05 đã phải đáy chưa. Nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân tỷ trọng lớn, không sử dụng margin.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Sau tháng đỏ lửa, chứng khoán tháng 5 liệu sẽ khác? (04/05/2018)

>   Góc nhìn 03/05: Tiếp tục đứng ngoài thị trường? (02/05/2018)

>   Góc nhìn tuần 02/05-04/05: Phục hồi sau lễ? (01/05/2018)

>   Góc nhìn 26/04: Thận trọng với diễn biến thị trường (24/04/2018)

>   Góc nhìn 24/04: Xu hướng giảm đã được xác nhận? (23/04/2018)

>   Ông Nguyễn Duy Hưng: Chứng khoán đang tốt nhất từ trước đến nay (21/04/2018)

>   Góc nhìn 20/04: Nhịp hồi phục có thể là bull-trap (19/04/2018)

>   Góc nhìn 19/04: Tiếp tục giảm điểm? (18/04/2018)

>   Góc nhìn 18/04: Tín hiệu ngắn hạn vẫn tiêu cực (17/04/2018)

>   "Chứng khoán càng lên càng phải thận trọng, nhưng vẫn có thể hy vọng" (17/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật