Thứ Tư, 30/05/2018 15:00

“Đau đầu” với hàng loạt vụ phòng vệ thương mại

Thời gian gần đây, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Từ đầu năm đến nay, nhiều quốc gia liên tiếp có động thái điều tra, làm rõ các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam.

Việt Nam càng ngày càng phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: PV

Nếu như trước đây chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thuỷ sản, da giầy mới bị kiện, nhưng nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch nhỏ cũng phải đối mặt với các vụ kiện. 

Theo số liệu mới nhất từ Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến thời điểm hiện tại, đã có 128 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đại diện Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng, các hàng rào thương mại truyền thống như thuế quan dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Đây được xem như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều như 1 công cụ hợp pháp để tăng thuế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước.

Dẫn đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá (77 vụ việc), thứ 2 là các vụ việc tự vệ (23 vụ), tiếp theo là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (17 vụ việc) và các vụ việc chống trợ cấp (11 vụ việc).

Theo Bộ Công Thương, bên cạnh nỗ lực của chính phủ trong việc xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao hiểu hết về công cụ phòng vệ thương mại được các nước áp dụng, tăng hiệu quả công tác kháng kiện, đảm bảo thị trường và giá trị thặng dư cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, nhiều quốc gia liên tiếp có động thái điều tra, làm rõ các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, đối với sản phẩm bao và túi đóng hàng được dệt từ polyetylen hoặc dải polypropylen, nhựa, gai hoặc các vật liệu tương tự nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu.

Theo đại diện Bộ Công thương, để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại, đồng thời gia tăng khả năng thành công khi tham gia vào các vụ kiện, điều quan trọng là các doanh nghiệp nên tự bảo vệ mình bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp nên thường xuyên có hoạt động trao đổi thông tin với hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nắm bắt được những thông tin cảnh báo sớm về khả năng bị khởi kiện tại thị trường xuất khẩu, từ đó lên phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tránh bị khởi kiện.

Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao hiểu hết về công cụ phòng vệ thương mại được các nước áp dụng, tăng hiệu quả công tác kháng kiện, đảm bảo thị trường và giá trị thặng dư cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi đó, năng lực ứng phó của một số ngành hàng, doanh nghiệp trong nước còn yếu so với đối thủ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm kháng kiện nên gặp khó khăn trong việc xác định chiến lược, định hướng, quyết tâm khi vướng phải các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, trong khi chi phí kháng kiện rất cao, để thành công, có thể cần phải thuê luật sư tư vấn dày dạn kinh nghiệm từ chính nước khởi xướng điều tra.

Để hạn chế thấp nhất việc bị khởi kiện phòng vệ thương mại, đồng thời gia tăng khả năng thành công khi tham gia vào các vụ kiện, theo ông Trung, điều quan trọng là các doanh nghiệp nên tự bảo vệ mình bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho mình trong việc tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải củng cố quan hệ với các bạn hàng, đối tác bên phía nước ngoài vì nhóm những đối tác này cũng là 1 bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

“Khi phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu phải cùng hợp tác với nhau, nhằm xác định chiến lược, phương án đối phó cho công tác kháng kiện cũng như công tác vận động hành lang để đạt được kết quả tốt nhất cho vụ kiện”, - một chuyên gia cho biết.

Lan Hương

Lao động

Các tin tức khác

>   Nhập rác phế liệu ngập cảng (30/05/2018)

>   Các đối tượng khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng (30/05/2018)

>   Lạc hậu + quản lý kém = hiểm họa đường sắt: Thiết lập hệ thống đường ngang hợp pháp (30/05/2018)

>   Giá heo, cuộc chơi của các ông lớn (30/05/2018)

>   Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông đổi tên 'trạm thu giá' BOT (29/05/2018)

>   Việt Nam xuất khẩu 50 nghìn tấn gạo sang Hàn Quốc (29/05/2018)

>   Hàng Nhật tìm đường thu hút người tiêu dùng Việt (29/05/2018)

>   Đóng cửa Chi cục Hải quan khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo (29/05/2018)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt mức 15,6 tỷ USD (29/05/2018)

>   Sẽ không có chuyện heo Trung Quốc, Thái Lan nhập vào Việt Nam (29/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật