Thứ Sáu, 18/05/2018 17:47

Chứng khoán Tuần 14-18/05: Sức ép hạ nhiệt tại vùng đáy tháng 02/2018

Sự suy yếu của thanh khoản đã khiến áp lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường trong tuần qua. Tuy vậy, điểm tích cực là dòng tiền bắt đáy tại vùng đáy tháng 02/2018 vẫn hiện diện tốt và giúp các chỉ số thị trường hồi phục về cuối tuần.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 14-18/05/2018

Giao dịch: Các chỉ số thị trường đồng loạt giảm điểm trong tuần qua. Trong khi VN-Index kết thúc tuần giảm 0.41% đạt 1,040.54 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 1.22% dừng tại 121.27 điểm. 

Thanh khoản trên cả hai sàn tiếp tục sụt giảm. Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE chỉ đạt hơn 116.9 triệu đơn vị/phiên, giảm 9.41% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 38.8 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 10.26%.

Xu hướng điều chỉnh tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường trong tuần qua. Sự suy yếu của dòng tiền đã khiến sức mạnh hồi phục không thể duy trì trên thị trường. Nỗ lực của nhóm Large Cap và Bluechip VN30 theo đó không thể giúp VN-Index xác lập sóng tăng mới khi sự đồng thuận là rất kém.

Điểm trừ lớn nhất trên thị trường đến từ sự suy yếu mạnh của dòng tiền. Thanh khoản thị trường đã có sự suy yếu liên tục qua các tuần giao dịch và đạt mức khớp lệnh thấp nhất kể từ đầu năm trong phiên giao dịch ngày 17/05. Dòng tiền lớn đã liên tục rút khỏi thị trường và đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến VN-Index không thể vượt lên khỏi ngưỡng 1,060 điểm. Bên cạnh đó, hiện tượng kéo xả của bên bán cũng khiến sự thận trọng tăng cao trên toàn thị trường.

Nhóm cổ phiếu Large Cap không để lại nhiều ấn tượng. Khả năng dẫn dắt của GAS, SAB, PLX… không đủ để tạo hiệu ứng lan tỏa trong các phiên đầu tuần. Điều này đã gia tăng sự mất kiên nhẫn của bên bán và kích hoạt các nhịp bán tháo mạnh về cuối tuần khi VN-Index thất bại trong nhiệm vụ tái chiếm ngưỡng 1,060 điểm.

Về cuối tuần, xu hướng giảm điểm cũng đã tạm thời kết thúc khi VN-Index và VN30-Index hồi phục tốt khi đồng loạt thoái lui về vùng đáy tháng 02/2018. Trong đó, VIC, SAB, MSN là bộ ba cổ phiếu dẫn đầu cho xu hướng hồi phục của thị trường. Sắc xanh cũng lan tỏa tốt hơn ở các nhóm Mid Cap, Small Cap và Micro Cap và giúp độ rộng thị trường được cải thiện.

Tuần giao dịch qua cũng chứng kiến sự góp mặt của một cổ phiếu Large Cap mới trên sàn HOSE là VHM. Sự hiện diện của VHM đã thu hút rất mạnh dòng tiền của khối ngoại với lượng giao dịch thỏa thuận mua ròng đột biến với giá trị hơn 28,547 tỷ đồng, tương ứng hơn 248 triệu cổ phiếu được khối ngoại mua thỏa thuận trong phiên cuối tuần. Có lẽ sự giao dịch mạnh của khối ngoại thông qua hình thức giao dịch thỏa thuận đã khiến dòng tiền “bỏ lơ” cổ phiếu này theo hình thức giao dịch trực tiếp trên sàn khi không hề xuất hiện một giao dịch khớp lệnh nào.

Nếu loại trừ giao dịch mua ròng thỏa thuận đột biến của khối ngoại ở một số cổ phiếu nhất định thì khối ngoại vẫn đều đặn bán ròng qua các phiên. Động thái bán ròng của khối ngoại cùng sự rút lui của dòng tiền thông minh cũng là các nguyên nhân kích hoạt áp lực bán tháo của dòng vốn nội kéo VN-Index về sát cận dưới của vùng đáy tháng 02/2018 trong các phiên cuối tuần.

Nhà đầu tư nước ngoài: Bán ròng hơn 567 tỷ đồng trên cả hai sàn (đã loại bỏ giao dịch thỏa thuận đột biến). Trong đó, khối ngoại mua ròng trên HOSE với hơn 27,863 tỷ đồng và mua ròng trên HNX với hơn 44.2 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch mua ròng đột biến từ VHM, TCD, BCG thì khối ngoại lại bán ròng hơn 523 tỷ đồng trên HOSE.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là HSL tăng 16.31%, SJF tăng 16.22%, QBS tăng 13.31% và DHM tăng 12.82%.

HSL tăng 16.31%. HSL tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Cổ phiếu này nối dài tốt chuỗi tăng trần sau khi chính thức niêm yết trên HOSE kể từ ngày 10/05 vừa qua.

SJF tăng 16.22%. SJF tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Động lực tăng trưởng của cổ phiếu này nhiều khả năng vẫn đến từ sự khởi sắc của các kết quả lợi nhuận quý 01/2018. Cụ thể, dù doanh thu sụt giảm mạnh 77% nhưng lợi nhuận sau thuế lại đạt hơn 129.8 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 115 lần so với cùng kỳ.

QBS tăng 13.31%. QBS tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sự sôi động của dòng tiền bắt đáy khi cổ phiếu này điều chỉnh về vùng 4,000-5,000 điểm.

DHM tăng 12.82%. DHM tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sự sôi động của dòng tiền bắt đáy khi cổ phiếu này điều chỉnh về vùng đáy thấp nhất lịch sử.

Các đại diện giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là KSA giảm 14.29% và VND giảm 12.06%.

KSA giảm 14.29%. KSA tiếp tục chuỗi lao dốc không phanh sau khi cổ phiếu này chính thức bị HOSE đưa vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 17/05.

VND giảm 12.06%. VND tiếp tục giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ những ảnh hưởng liên quan đến Home Direct trong thời gian qua.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 18/05: Lực cầu bắt đáy gia tăng (18/05/2018)

>   VN30 Futures 18/05: Chờ đợi kịch bản đảo chiều của VN30-Index tại vùng hỗ trợ 990-1,000 điểm? (17/05/2018)

>   Vietstock Daily 18/05: Vùng đáy 990-1000 điểm của VN30-Index và VHM có đỡ được thị trường? (17/05/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 17/05: Kỳ vọng vào VHM lại hóa mong manh   (17/05/2018)

>   VN30 Futures 17/05: Quan sát khả năng dẫn dắt của nhóm cổ phiếu Vingroup (16/05/2018)

>   Vietstock Daily 17/05: Cổ phiếu nhà họ Vin có đỡ được thị trường? (16/05/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 16/05/2018: Bên bán quyết liệt chốt lời (16/05/2018)

>   VN30 Futures 16/05: Bám sát vị thế bán? (15/05/2018)

>   Vietstock Daily 16/05: Dòng tiền sẽ phân hóa mạnh hơn? (15/05/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 15/05: Hụt hơi cuối phiên (15/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật