Trung Quốc và Nhật Bản tổ chức đàm phán về kinh tế lần đầu tiên sau 8 năm
Vào ngày thứ Hai (16/04), Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc đàm phán kinh tế cấp cao đầu tiên sau gần 8 năm, trong bối cảnh Mỹ liên tục sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại.
Mặc dù cả hai bên không hề công khai nguyên nhân diễn ra cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Wang Yi, và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Taro Kono, là do các chính sách bảo hộ thương mại từ phía Mỹ, nhưng cuộc đàm phán này là một lời nhắc nhở kịp thời không chỉ là về mức độ phụ thuộc của họ vào thị trường Mỹ mà còn là mức độ gắn kết giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Wang Yi (bên trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Taro Kono (bên phải)
|
Trước khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã lên tiếng chỉ trích cả chính sách thương mại lẫn kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản, cho là không công bằng và gây thiệt hại đến nước Mỹ. Gần đây, Donald Trump còn lên tiếng đe dọa áp thuế lên hàng hóa từ Trung Quốc và hạn chế đầu tư. Tuần trước, ông còn đề cập tới Nhật Bản, cụ thể nói rằng “quốc gia này đã gây khó khăn cho Mỹ về vấn đề thương mại trong nhiều năm liền!”.
Vấn đề thương mại có lẽ sẽ được bàn luận khi Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, gặp gỡ ông Trump trong tuần này ở Floria. Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh của hoạt động thương mại trong nội bộ các quốc gia châu Á đã làm suy yếu phần nào sức ảnh hưởng Mỹ.
Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ để trở thành đối tác thương mại số 1 của phần lớn các quóc gia châu Á.
Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại mà còn là nguồn đàu tư và khách du lịch quan trọng – qua đó làm gia tăng sức ảnh hưởng của nước này đối với các quốc gia châu Á khác.
Dẫu vậy, nhìn chung Mỹ vẫn là đối tác kinh tế quan trọng hơn đối với nhiều quốc gia châu Á. Chẳng hạn, số tiền Nhật Bản đầu tư vào Mỹ nhiều gấp mấy lần so với khoản đầu tư vào Trung Quốc, và ngay cả với tình trạng căng thẳng gần đây, nhiều công ty châu Á vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Nền kinh tế Nhật Bản sẽ bị tác động nặng nề nếu căng thẳng cứ leo thang như thế này. Vì thế, trong tuần này, Nhật Bản sẽ phải suy xét kỹ lưỡng, phải cân bằng giữa mối quan hệ căng thẳng với đối tác thương mại lớn nhất và những đòi hỏi của đối tác thương mại lớn thứ hai.
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)
FiLi
|