Thứ Tư, 11/04/2018 11:46

Ông Trần Anh Tú: 'Tôi không hiểu tại sao tôi bị 'đánh' dữ dội đến vậy'

Trong cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) vào ngày 10.4, Chủ tịch Trần Anh Tú tự xin rút khỏi chức danh tổng giám đốc nhưng tất cả các thành viên còn lại đều phản bác. Do đó, thời điểm này ông Tú vẫn kiêm nhiệm hai chức danh này.

Ông Trần Anh Tú khóc trong cuộc họp. Ảnh: Minh Tú

Ông Tú nói: “Tôi và 6 thành viên còn lại đã tranh cãi rất gay gắt vì tôi muốn dành thời gian cho việc hoạch định chiến lược lâu dài cho VPF. Hơn nữa, Tổng giám đốc VPF ngốn của tôi rất nhiều thời gian và sức lực. Nhưng vì chưa nhận được sự chấp thuận của tập thể nên tôi sẽ ở lại và vẫn giữ quan điểm sẽ rút khi có ứng viên tốt, xứng đáng, tôi sẽ bàn giao công việc”.

Báo Thanh Niên và các phóng viên khác đã đặt nhiều câu hỏi: “Ông nghĩ sao khi có ông bầu nói sẽ bỏ bóng đá nếu ông không rút lui? Nếu ông không từ chức, ông Đoàn Nguyên Đức sẽ buộc HAGL bỏ giải? Nếu Đại hội Liên đoàn Bóng đá VN khóa 8, ông trúng cử chức phó chủ tịch tài chính thì liệu có làm tốt cả việc ở VPF?”.

Ông Tú chia sẻ: “Chức danh ấy không mất quá nhiều thời gian về làm việc hành chính mà chủ yếu là dùng chất xám của mình. Như anh Đoàn Nguyên Đức khi làm Phó chủ tịch VFF phụ trách tài trợ - tài chính, anh ấy cũng không mất nhiều thời gian ở VFF. Tôi đã gặp nhiều nhà tài trợ. Họ mong muốn có thể kết hợp tài trợ cho V-League cũng như các đội tuyển quốc gia.

Bản thân tôi cũng đã có kinh nghiệm đi tài trợ cho đội bóng, giải đấu. Vì vậy tôi hy vọng nếu làm Phó chủ tịch VFF, tôi có thể kêu gọi tài trợ cho VFF, phát huy khả năng của mình để đóng góp cho bóng đá VN cũng như tìm kiếm nguồn tài trợ cho các giải quốc nội. Sự cộng hưởng đến từ 2 vị trí tại VPF và VFF sẽ giúp tôi làm việc tốt hơn”.

Ông Tú nói tiếp: “Việc nếu có đội bóng nào đó bỏ giải không phải lỗi của tôi. Tôi cũng nghĩ rằng, tất cả mọi thứ chúng ta mỗi người một quan điểm. Mục đích chung đều đóng góp cho bóng đá. Dù khác nhau hay giống nhau thì cũng đừng cản trở nhau vì sự phát triển bóng đá. Bản thân tôi cũng là một doanh nhân, đến với bóng đá bằng tình yêu của mình. Xuất phát hoàn toàn từ tự nhiên, tôi không xin, đến từ sự tự nguyện. Tôi chỉ nghĩ thời gian vừa qua, liệu còn ai như tôi dám đến bóng đá như thế này nữa không. Tôi không hiểu tại sao tôi bị “đánh” dữ dội đến vậy. Tôi có gì sai chăng hay vì tôi đang đi nhanh quá?”.

Ông Nguyễn Minh Ngọc, Phó tổng giám đốc VPF, cho biết VPF cũng đã có phương án cho từng trường hợp cụ thể nếu như HAGL bỏ giải: “Năm 2014, Ninh Bình bỏ giải và chúng tôi đã xếp lại lịch thi đấu để giải diễn ra bình thường”. Trong khi đó, liên lạc với bầu Đức, giọng ông rất chán nản: “Tôi chẳng muốn bình luận gì về bóng đá VN nữa”.

L.P - Tiểu Bảo

Nhật Duy

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Vợ chồng Hotdeal tranh chấp tài sản hơn 25 tỷ (10/04/2018)

>   Trung Quốc có start-up trí tuệ nhân tạo đắt giá nhất thế giới (09/04/2018)

>   Chuyện ít biết về đôi giày 'biết tuốt' (07/04/2018)

>   Những người giàu nhất thế giới mất bao lâu để từ triệu phú trở thành tỷ phú? (07/04/2018)

>   10 startup Trung Quốc được rót nhiều vốn đầu tư nhất (07/04/2018)

>   Hành trình trở thành tỷ phú của 'nữ hoàng truyền hình' Oprah Winfrey (06/04/2018)

>   “Cứu sống một doanh nghiệp có khi còn tốt hơn tạo ra một doanh nghiệp mới” (05/04/2018)

>   Cựu nhà báo biến ý tưởng thức thời thành startup 3,4 tỷ USD (05/04/2018)

>   Người đàn ông bỏ học Harvard và lập nên "Amazon Hàn Quốc" (05/04/2018)

>   Quanh bất thường trước đại hội 8 VFF: Tiếp tay cho cái sai (04/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật