Thứ Tư, 11/04/2018 15:15

Ông Diệp Khắc Cường nói không sáng lập nhóm Ifan lừa 15.000 tỉ

Trước đó, ông Diệp Khắc Cường - chủ tịch HĐQT công ty FNC đã cùng Đàm Vĩnh Hưng và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác xuất hiện trong chương trình quảng bá của Ifan.

Ông Diệp Khắc Cường tại buổi họp báo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau khi bị nêu tên với vai trò là người cầm đầu nhóm Ifan lừa 15.000 tỉ đồng, ngày 11-4, ông Diệp Khắc Cường đã tổ chức họp báo phủ nhận việc liên quan đến nhóm sáng lập Ifan cũng như mọi cáo buộc của nhà đầu tư.

Khẳng định không lập đồng tiền ảo khác

Trước đó, cuối ngày 11-4, dù ông Diệp Khắc Cường đã khẳng định không liên quan đến nhóm sáng lập Ifan nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn đưa ra các hình ảnh chụp, trong đó thể hiện ông là một trong những người sáng lập Ifan.

Sau đó do mâu thuẫn nên tách ra để lập một đồng tiền ảo khác và hiện ông còn giữ số tiền của nhà đầu tư lên đến hàng triệu USD và đòi chuyển sang đồng tiền ảo ông đang phát triển.

Tại buổi họp báo, ông Cường phủ nhận thông tin trên và cho biết không có việc ông phát triển một đồng tiền ảo khác và yêu cầu các nhà đầu tư đưa ra các chứng cứ để chứng minh lời cáo buộc.

Ông Diệp Khắc Cường là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Mạng lưới hữu nghị (FNC), hoạt động trong lĩnh vực giải trí, làm đẹp, thời trang, công nghệ kỹ thuật số.

Trước đó ông Cường là người cùng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác xuất hiện trong các hình ảnh quảng bá cho Ifan.

Giải thích về việc này, ông Cường cho biết Công ty FNC chỉ tiếp xúc với Ifan - một công ty được cho là có trụ sở tại Singapore - để bàn chuyện hợp tác.

Chẳng hạn trên ứng dụng của ca sĩ, nếu một fan hâm mộ muốn mua một sản phẩm nào đó, hay muốn vào các group chat riêng chẳng hạn, có thể dùng đồng tiền ảo để mua.

Tại buổi họp báo, ông Cường thừa nhận do không biết công ty này có dấu hiệu lừa đảo nên năm 2017 ông có tham dự 2 buổi nói chuyện giới thiệu về các dự án và hoạt động của FNC theo lời mời của Ifan.

"Có một nhóm sáng lập Ifan đặt vấn đề với ông để hợp tác làm tiền ảo và ICO (phát hành tiền ảo) huy động vốn. Dù chưa có văn bản thỏa thuận nào được ký kết giữa tôi và Ifan nhưng nhóm này đã dùng uy tín của tôi và FNC chào mời nhà đầu tư nhằm huy động vốn", ông Cường nói.

Sau khi phát hiện sự việc, từ tháng 10-2017, ông Cường đã livestream trên Facebook cá nhân của mình nhiều lần để khẳng định việc bị lợi dụng uy tín cá nhân ông và một số nghệ sĩ để phát hành coin khi không được sự cho phép.

"Tất cả thông tin tôi và các nghệ sĩ kêu gọi mọi người mua tiền ảo là sai sự thật. Không có chuyện tôi là chủ sàn, phát hành đồng coin và đứng sau lưng. Tôi đã họp với nhà đầu tư và nói rõ điều này", ông khẳng định.

Cũng theo ông Cường, sau khi việc lợi dụng tên tuổi của ông và các nghệ sĩ bị bại lộ, nhóm sáng lập Ifan mới lập ra Công ty Modern Tech nhưng thật sự công ty này chỉ mở ra cho có chứ không hoạt động. Tuy thế với mức lãi suất "khủng" 48%/tháng nhiều người vẫn bất chấp đầu tư.

Nạn nhân Ifan tụ tập tố cáo việc bị lừa đảo vào mô hình tiền ảo đa cấp - Ảnh: TỰ TRUNG.

Ifan là "bánh vẽ"

Tại buổi họp báo, ông Cường cũng dẫn chứng đoạn video mà ông đã livestream từ tháng 11-2017, trong đó ông Cường đã khẳng định các dự án của nhóm Ifan hoàn toàn là bánh vẽ.

"Đơn giản như mua cái nhà, cái xe cũng phải đắn đo, cân nhắc, tìm hiểu trong khi bỏ ra hàng tỉ đồng mà không hề tìm hiểu dự án họ đưa ra là có thật hay không. Vậy mà nhiều người vẫn nhắm mắt lao vao trong đó có cả những người bà con của tôi", ông cho hay.

Trong các đoạn livestream ông cũng phân tích những điểm khuất tất của hình thức huy động vốn của các đồng tiền điện tử.

Chưa kể, những gì họ vẽ ra có phù hợp với năng lực của họ không. Đầu tư vốn vào đâu phải có giấy tờ, hợp đồng chứ không phải là chỉ công bố khống.

Một dự án có giá trị không cần sử dụng đến hình thức đa cấp. Nếu không phân tích mà cứ tham gia và rủ bạn bè thì không chỉ mất tiền mà còn mất luôn cả uy tín, quan hệ bạn bè...

Về hai lần đứng trên sân khấu thuyết trình cùng Ifan, ông Cường nói đó chỉ là quảng bá về điểm tốt của sản phẩm công nghệ (ShowbizStore) của công ty, hoàn toàn không có mục đích quảng bá cho Ifan.

Khi được hỏi tại sao phát hiện Ifan lừa đảo đã lâu nhưng đến nay ông Cường mới tổ chức họp báo thanh minh, ông cho rằng khi cảm thấy không hợp tác được với Ifan ông đã chấm dứt liên hệ với công ty này và đã thông báo trên trang Facebook, Youtube.

Nhưng gần đây khi sự việc được đẩy lên cao, trong đó hình ảnh của ông xuất hiện trên các băng rôn được căng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín nên ông mới lên tiếng chính thức. Ông Cường đang mời luật sư và yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để bảo đảm quyền lợi cho ông và công ty cùng các nhà đầu tư.

A.Hồng

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thuế 45% không đồng nghĩa ‘hợp pháp hóa 55%’ tài sản bất minh (11/04/2018)

>   Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh và vụ án 'gỗ lậu' chưa hồi kết (11/04/2018)

>   Vỡ đường dây đa cấp 15.000 tỉ: UBND TP HCM chỉ đạo công an điều tra (11/04/2018)

>   88 người trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ có tướng công an ‘bảo kê’ (11/04/2018)

>   Bà Châu Thị Thu Nga phủ nhận chi 30 tỉ 'chạy' làm đại biểu Quốc hội (11/04/2018)

>   FBI đề nghị VN chuyển giao hồ sơ một 'tỉ phú USD' dỏm (11/04/2018)

>   Xuất khẩu cá tra “tụt dốc” tại EU và Brazil (11/04/2018)

>   Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: “Xuất khẩu Việt Nam có thể gặp khó” (11/04/2018)

>   Người bị tố cầm đầu nhóm Ifan lừa 15.000 tỉ: 'Không liên quan tới tôi' (11/04/2018)

>   VNPT nói về vụ giám đốc bị bắt trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ (11/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật