Nhịp đập Thị trường 24/04: Giữ được sắc xanh
Giao dịch về cuối phiên chiều khá kịch tính khi các chỉ số thị trường liên tục rung lắc mạnh. Tuy nhiên, sắc xanh đã được duy trì khi mà các ngành dầu khí, bảo hiểm, bất động sản... đều biến động tích cực.
VN-Index kết phiên giao dịch tăng 3.96 điểm tương đương 0.37% lên mức 1,080.74 điểm. HNX-Index tăng 0.13% lên mức 126.3 điểm.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 185 mã tăng điểm và 255 mã giảm điểm.
Ngành chứng khoán giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 3.23%. Các cổ phiếu đầu ngành như HCM, SSI, VND… đều sụt mạnh.
Trong đó, HCM test lại vùng đáy cũ tháng 03/2018 (vùng 70,000-72,000). Nếu vùng này bị thủng thì rủi ro sẽ tăng mạnh.
Bất ngờ lớn nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí biến động khá tích cực. Các cổ phiếu trong ngành như PVD, PVS, GAS… đều tăng tốt. Riêng PVD thì MACD đang tạo thành phân kỳ giá lên với giá nên nhiều khả năng quá trình hồi phục sẽ còn tiếp tục.
Ngành thực phẩm - đồ uống phân hóa mạnh với MSN tăng trưởng trong khi VNM và SAB tiếp tục lao dốc.
Khối ngoại bán ròng 508.06 tỷ trên HOSE và bán ròng 24.04 trên HNX. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới thì rủi ro sẽ tăng lên.
14h: Dầu khí lên ngôi
Thị trường tăng trưởng trở lại nhưng tình trạng phân hóa khá rõ nét. Chỉ riêng ngành dầu khí là có sự tăng trưởng ổn định từ đầu phiên.
Độ rộng thị trường vẫn còn nghiêng về bên bán với 158 mã tăng và 260 mã giảm.
Ngành dầu khí gây ấn tượng mạnh mẽ với sự tăng trưởng của GAS, PCG, PVD, PVS… Nhìn chung đây là ngành tăng trưởng tốt nhất trên thị trường từ đầu phiên đến giờ.
Riêng PVS thì giá tạo đáy khá vững trong vùng 18,000-21,000. Vùng này được đánh giá có độ tin cậy cao do test thành công nhiều lần trong quá khứ.
Biến động của PVS trong vòng 9 tháng qua
Ngành thực phẩm - đồ uống phân hóa mạnh với SAB tăng trưởng trong khi VNM và MSN tiếp tục lao dốc. Ngành này hiện đang giảm mạnh nhất thị trường.
Phiên sáng: Lấy lại sắc xanh
Các mã cổ phiếu thuộc nhóm khai khoáng, bất động sản, bảo hiểm… khởi sắc giúp thị trường lấy lại sắc xanh.
Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 1,082.29 điểm, tăng 0.51%; HNX-Index dừng tại mức 126.9 điểm, tương đương mức tăng 0.6%.
Giao dịch trên cả hai sàn khá sôi động cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang hưng phấn. Tuy nhiên, bên bán lại chiếm ưu thế với 162 mã tăng và 231 mã giảm.
Về nhóm ngành, bất động sản là nhóm nổi bật nhất thị trường. VIC và VRE đã giúp ngành này quay trở lại đà tăng dù điều chỉnh gần như toàn bộ thời gian của phiên sáng.
Ngành bảo hiểm cũng khá nổi bật với sự tăng trưởng của BVH. Giá BVH hiện đang hướng đến mục tiêu 120,000-125,000.
Biến động của BVH trong vòng 9 tháng qua
Ngành thực phẩm - đồ uống điều chỉnh mạnh khi SAB, VNM và MSN cùng lao dốc. Đây là điều rất hiếm khi xảy ra đối với ngành này.
10h30: Thu hẹp đà giảm
Mặc dù thị trường vẫn còn bi quan nhưng đà giảm đã thu hẹp đáng kể so với đầu phiên sáng.
Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 135 mã tăng điểm và 236 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán tiếp tục chiếm ưu thế so với bên mua. Tuy nhiên, chênh lệch giữa số mã tăng và mã giảm đã thu hẹp dần.
Nhóm khai khoáng là nhóm nổi bật nhất thị trường. Sự tăng trưởng của PVD trong phiên hôm nay rất đáng chú ý. Giá PVD đã trụ vững trong vùng hỗ trợ 17,000-18,500. Mẫu hình Double Bottom có thể xuất hiện.
Biến động của PVD trong vòng 6 tháng qua
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm cũng hồi phục tốt. Mã BVH tiếp tục là động lực chính cho ngành này.
Thực phẩm - đồ uống tiếp tục đi xuống mạnh với sự điều chỉnh đồng thời của MSN và VNM.
9h30: Rung lắc mạnh đầu phiên
Các ETF cùng giảm mạnh và rơi vào trạng thái discount. Điều này càng khiến cho thị trường khó phục hồi.
Độ rộng thị trường khá yếu vào đầu phiên khi có 80 mã tăng và 235 mã giảm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua.
VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều giảm mạnh. Mặt khác, các ETF này đều đang discount khá lớn nên khả năng khối ngoại bán ròng trong ngắn hạn khá cao.
Thị trường có biểu hiện khá giống với việc bị "call margin" nên giảm mạnh ngay từ đầu phiên. Chỉ có ngành khai khoáng là còn tăng điểm rõ nét nhờ sự hồi phục của PVD, PVS, PVB…
Các ngành còn lại hầu hết đều đi ngang hoặc giảm mạnh. Trong đó, các ngành có nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn như thực phẩm - đồ uống, bất động sản, ngân hàng… đều nằm trong top giảm mạnh nhất thị trường.
Thế Phong
FILI
|