Thứ Hai, 23/04/2018 21:26

Kiều hối quốc tế đạt kỷ lục năm 2017

Số tiền mà những người nhập cư gửi về quê nhà tăng trở lại trong năm qua, song cùng lúc, phí chuyển tiền cũng tăng lên.

Ảnh: AFP

Theo AFP, đây là nội dung báo cáo về kiều hối toàn cầu mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra hôm nay 23.4. Kiều hối là một trong các nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế nhiều nước nghèo, và kiều hối tăng mạnh hơn dự báo được thúc đẩy bởi tăng trưởng ở châu Âu, Nga và Mỹ.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng các nước thu nhập thấp và trung bình có lượng kiều hối đạt 466 tỉ USD trong năm 2017, tăng 8,5% từ mức 429 tỉ USD năm 2016. Dự kiến lượng kiều hối trong năm nay sẽ tăng thêm 4%.

Dòng tiền kiều hối cải thiện trên tất cả khu vực, và người nhận tiền lần lượt sống chủ yếu tại Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Mexico, Nigeria và Ai Cập. Cụ thể, dân Ấn Độ nhận 69 tỉ USD, trong khi Trung Quốc và Philippines nhận lần lượt 64 tỉ USD và 33 tỉ USD.

Đông Á và Thái Bình Dương có dòng kiều hối chảy về nhiều nhất là 130 tỉ USD. Nam Á thì nhận 117 tỉ USD, còn Mỹ Latin nhận 80 tỉ USD.

Quý 1/2018, chi phí chuyển tiền trung bình toàn cầu là 7,1% cho khoản tiền 200 USD. Khu vực châu Phi hạ Sahara là nơi đắt đỏ nhất để chuyển tiền vì tiền phí ở đây lên đến 9,4%.

Tác giả báo cáo về kiều hối của WB Dilip Ratha cho biết: “Khi lượng kiều hối tăng lên, các nước, tổ chức và cơ quan phát triển phải tiếp tục loại bỏ phí chuyển tiền cao để giúp các gia đình nhận được nhiều tiền hơn”. WB kêu gọi các nước đơn giản hóa quy trình chuyển tiền để giảm phí, trong đó có việc áp dụng công nghệ hiệu quả hơn.

Thu Thảo

Thanh niên

Các tin tức khác

>   UBS: Các rủi ro đối với kinh tế thế giới sẽ bắt đầu thành hiện thực trễ nhất là 3 năm nữa (23/04/2018)

>   Trung Quốc hoan nghênh đàm phán trực tiếp với Mỹ (23/04/2018)

>   Mexico và EU tiến tới thỏa thuận thương mại mới (23/04/2018)

>   Nhà đầu tư rót tiền vào các quỹ đầu cơ dầu vì dự báo giá có thể lên 80 USD/thùng (23/04/2018)

>   Các nhà lãnh đạo tài chính trên thế giới nói gì về nền kinh tế toàn cầu? (23/04/2018)

>   Các NHTW lo sợ chiến tranh thương mại sẽ gây ra giảm phát hơn là thúc đẩy lạm phát (22/04/2018)

>   Bộ trưởng Năng lượng Nga: Mục tiêu xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu vẫn chưa hoàn thành (21/04/2018)

>   Tờ tiền lưu niệm 0 Euro có hình Karl Marx “cháy hàng” (21/04/2018)

>   Vàng thế giới có tuần sụt giảm đầu tiên trong 3 tuần (21/04/2018)

>   Dầu leo dốc 2 tuần liên tiếp (21/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật