Thứ Hai, 02/04/2018 14:06

Khối tài sản ngàn tỷ của gia đình ông Đỗ Minh Phú khi TPBank lên sàn

Chủ tịch Đỗ Minh Phú dù không sở cổ phiếu TPBank trên tư cách cá nhân nhưng đã thông qua công ty đại diện và người thân nắm giữ gần 19% cổ phần Ngân hàng này, tương đương 110.5 triệu cp. Ước tính tại giá chào sàn 32,000 đồng/cp, khối tài sản của ông Phú cùng người liên quan tại TPBank có giá trị hơn 3,500 tỷ đồng.

TPBank chốt giá chào sàn HOSE 32,000 đồng/cp

Theo công bố mới nhất từ HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB), 555 triệu cp của Ngân hàng dự kiến sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 19/04/2018 với giá chào sàn là 32,000 đồng/cp.

Có thể thấy, giá chào sàn của TPBank khá sát với mức giá đang giao dịch trên thị trường phi tập trung hiện nay (32,500 đồng/cp). Mức giá này cũng gần tương đương với giá chào sàn của cổ phiếu HDBank hồi đầu tháng 1/2018 (33,000 đồng/cp). Tại giá tham chiếu, giá trị vốn hóa trong ngày giao dịch đầu tiên của TPBank ước đạt khoảng 17,760 tỷ đồng, đứng thứ 9 về vốn hóa trong số cá nhà băng đã lên sàn (sau 3 ông lớn nhà nước và VPBank, ACB, HDBank, VIB, MBB).

Được đề cập trong bản cáo bạch niêm yết, cổ đông lớn của TPBank tính đến ngày 21/03/2018 gồm 3 tổ chức là CTCP FPT (50.7 triệu cp, 8.68%), CTCP Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji (44.4 triệu cp, 7.6%) và Tổng CTCP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam – Vinare (30 triệu cp, 5.14%).

Trong số các cổ đông sáng lập, ngoài FPT và Vinare đang nắm giữ trên 5% cổ phần, Tổng công ty Viễn thông Mobifone cũng sở hữu khoảng 5.5 triệu cổ phần, tương đương 0.95% vốn điều lệ.

Cơ cấu cổ đông của TPBank tính đến 21/03/2018
Nguồn dữ liệu: Bản cáo bạch niêm yết

Trong đó, ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch HĐQT TPBank, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng Giám đốc Doji mặc dù không nắm giữ cổ phiếu nào của TPBank trên tư cách cá nhân, nhưng thông qua Doji và người thân lại sở hữu gần 110.5 triệu cp Ngân hàng, tương đương khoảng 19% vốn.

Khi cổ phiếu TPB của TPBank lên niêm yết trên HOSE, ước tính tại giá chào sàn 32,000 đồng/cp, khối tài sản của ông Phú cùng người liên quan tại TPBank có giá trị hơn 3,500 tỷ đồng.

Sở hữu của gia đình ông Đỗ Minh Phú cùng công ty đại diện tại TPBank
Nguồn: Bản cáo bạch niêm yết

Thành lập năm 2008, TPBank (tên cũ là TienPhongBank) từng gắn liền với tên tuổi “cha đẻ” là CTCP Tập đoàn FPT (HOSE: FPT). Tuy nhiên, đến năm 2012, TPBank ghi nhận bước chuyển lớn và thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới đầu tư khi những “ông chủ” mới bước chân vào Ngân hàng này. Ông Đỗ Minh Phú cùng em trai Đỗ Anh Tú bước lên vị trí quyền lực nhất – Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT TPBank, nhóm cổ đông mới “thống lĩnh” Ngân hàng với tỷ lệ sở hữu 20%.

Sau 5 năm tái cơ cấu, TPBank đã từng bước "thay da đổi thịt". Đến cuối tháng 2/2017, TPBank xóa được lỗ lũy kế và đáp ứng điều kiện cần thiết để lên sàn. Năm 2017, Ngân hàng này cũng gia nhập nhóm các nhà băng có lợi nhuận ngàn tỷ với lãi trước thuế tăng hơn 70% so với năm trước và đạt 1,205 tỷ đồng. Theo báo cáo mới nhất, đến hết tháng 2/2018, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 275.8 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng vào những ngày cuối năm 2017, ông Đỗ Minh Phú lựa chọn tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT TPBank, đồng thời thôi vị trí này tại Doji để đáp ứng yêu cầu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) đã chính thức được Quốc hội thông qua trước đó (Chủ tịch HĐQT của TCTD không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp khác). Ông Phú cho rằng TPBank có thể cần mình hơn trong thời gian tới, còn Doji đã có một quá trình chuẩn bị đủ dài và các thế hệ kế cận có thể đảm trách thay ông.

Trước cán bộ nhân viên của cả TPBank lẫn Doji, ông Phú chia sẻ Doji là nơi đã gắn bó với tên tuổi của ông trong một phần tư thế kỷ, nhưng 5 năm đảm nhận TPBank là thời gian ông được trải nghiệm nhiều thách thức nhất và ông vẫn còn nhiều việc phải làm.

Bên cạnh TPBank, ông Đỗ Minh Phú cùng người thân còn sở hữu khối tài sản khủng tại một trong hệ thống kinh doanh vàng bạc, trang sức lớn nhất Việt Nam (Trung tâm Trang sức cao cấp Doji thuộc Tập đoàn Doji). Tập đoàn Doji cũng đang sở hữu nhiều khu đất đắc địa tại TP.HCM và Hà Nội như tòa nhà Ruby Plaza (số 44 Lê Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội); Tòa nhà Opera View, nằm tại trung tâm TP.HCM với diện tích 3,208 m2 dành cho văn phòng và trung tâm bán lẻ; cùng hệ thống nhà hàng tại các khu đất này,… Tập đoàn Doji là cái nôi ra đời những doanh nghiệp lớn trong đó phải kể đến CTCP Diana, CTCP Artex Sài Gòn…

Thu Phong

FILI

Các tin tức khác

>   NamABank mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tại ngày hội việc làm khối kinh tế Hutech 2018 (02/04/2018)

>   Góp vốn ngân hàng: Vào dễ ra khó (02/04/2018)

>   TPBank chốt giá chào sàn HOSE 32,000 đồng/cp (02/04/2018)

>   Có thu hồi được 630 tỉ đồng từ ông Đinh La Thăng ? (01/04/2018)

>   Cặp bài trùng có để lại khoảng trống lớn tại LienVietPostBank? (01/04/2018)

>   Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4 (01/04/2018)

>   ĐHĐCĐ OCB: Nhiều mục tiêu tham vọng trong năm 2018, dự kiến lên HOSE vào cuối quý 3 (31/03/2018)

>   PGBank đã chấm dứt giao dịch sáp nhập với VietinBank? (31/03/2018)

>   Techcombank thu về gần 8,500 tỷ đồng sau đợt bán cổ phiếu quỹ (30/03/2018)

>   Ông Đỗ Văn Hưng thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc MBB (02/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật