Chủ Nhật, 08/04/2018 11:00

Grab từ chối đề nghị của Cục Cạnh tranh

GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường Việt Nam được xác định thấp hơn 30%, do đó không phải báo cáo Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa nhận được văn bản trả lời của Grab. Theo đó, GrabTaxi cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%: “Do đó, Grab hiểu rằng các bên tham gia giao dịch không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịch tại Việt Nam…”, Grab khẳng định.

Theo đó, ngày 6-4, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã có buổi làm việc với đại diện hợp pháp của GrabTaxi. Tại buổi làm việc, GrabTaxi chưa đưa ra được các căn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định của mình về thị phần trên thị trường liên quan nêu tại văn bản của GrabTaxi.

Sau khi Grab mua Uber thì nhiều đơn vị công nghệ tuyên bố tham gia vào hoạt động vận tải. Ảnh: VIẾT LONG

Do vậy, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã khuyến nghị công ty cung cấp các căn cứ này, đồng thời đánh giá kỹ thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan, để bảo đảm tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện. Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã thông báo cụ thể tới Grab các thông tin này để Grab cân nhắc.

Liên quan đến việc mua bán trên, PGS TS Nguyễn Như Phát, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, cho biết Grab có hiện diện ở Việt Nam, nhưng Uber thì không, vì vậy đây được xem là cuộc sát nhập ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhưng gây tác động đến thị trường Việt Nam. Sự việc này trước đây các nhà làm luật Việt Nam chưa tính đến. Vì vậy, trong lần sửa đổi Luật Cạnh tranh, vấn đề này cần phải tìm cách khắc phục. Còn việc Quốc hội có thông qua theo hướng đó hay không còn tùy thuộc vào tình hình.

“Việc xem Grab có độc quyền hay không phải đặt trong phạm vi thị trường liên quan, họ cạnh tranh với ai… Nhưng giả sử Grab là nhà kinh doanh vận tải thì ai là đối thủ cạnh tranh và thị phần của họ là bao nhiêu, có cân đo đông đếm được không…”, ông Nguyễn Như Phát lý giải.

Trước đó, ngày 25-3, Grab công bố đã mua lại mảng kinh doanh Uber tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đổi lại, Uber sẽ nắm giữ 27,5% cổ phần tại Grab. Uber sẽ hoạt động đến hết ngày 8-4 tại Đông Nam Á.

Trước việc mua bán này, ngày 27-3, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã gửi Công văn số 190/CT-TKT đề nghị Công ty TNHH GrabTaxi (GrabTaxi) cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại nêu trên. Thông báo Uber gửi cho đối tác tài xế dừng hoạt động từ sau ngày 8-4.

V.LONG

PLO

Các tin tức khác

>   Giải pháp nào giúp nền nông nghiệp thoát cảnh 'giải cứu'? (08/04/2018)

>   Mỗi ngày, Việt Nam chi 2,15 triệu USD nhập thuốc trừ sâu (07/04/2018)

>   Cắt liên lạc nếu không nộp hình chân dung? (07/04/2018)

>   Go-Viet, ứng dụng được hậu thuẫn bởi Go-Jek sắp gia nhập thị trường? (07/04/2018)

>   Những con số trong đường dây đánh bạc liên quan ông Phan Văn Vĩnh (07/04/2018)

>   Lý do khiến cựu tổng cục trưởng cảnh sát Phan Văn Vĩnh bị bắt (07/04/2018)

>   Singapore yêu cầu Grab và Uber trì hoãn việc sáp nhập tới ngày 15/4 (07/04/2018)

>   Tiền của Uber chảy về đâu? (07/04/2018)

>   Các doanh nghiệp ngành gỗ đón nhận nhiều cơ hội từ hiệp định CPTPP (06/04/2018)

>   Khám nhà, bắt tạm giam ông Phan Văn Vĩnh 4 tháng (06/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật