Thứ Sáu, 27/04/2018 16:20

Công ty công nghệ Trung Quốc nào sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp của Mỹ?

Mỹ đã chính thức đóng lại cánh cửa của mình đối với Huawei và ZTE, hai trong số những công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc.

Điều này đã khiến nhiều chuyên gia phân tích tự hỏi: Liệu những tên tuổi lớn như Alibaba, Tencent và Lenovo có phải là mục tiêu kế tiếp của Mỹ?

“Nếu mọi thứ tiếp tục như hiện nay thì việc công ty nào sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo sẽ rất khó đoán trước được”, Samm Sacks, quan chức cấp cao tại Chương trình Chính sách Công nghê tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho hay.

Kể từ tháng 3/2018, căng thẳng về thương mại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng.

Khởi đầu là động thái áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm của Mỹ. Sau đó, ông Trump thậm chí còn đe dọa áp thuế bổ sung 150 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc vì hành vi mà Mỹ cho là đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ đã tuyên bố cấm các công ty nước này bán linh kiện cho ZTE, một công ty sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc, trong vòng 7 năm.

Chính phủ Mỹ cũng muốn kìm hãm Huawei, công ty thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc. Hồi tháng 2/2018, các quan chức hàng đầu tư CIA, NSA và FBI cho rằng người dân Mỹ không nên sử dụng điện thoại của Huawei. Trong tháng 3/2018, ông Trump chấm dứt đề xuất thâu tóm Broadcom của Qualcomm vì lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ đem lại cho Huawei lợi thế trong cuộc đua phát triển công nghệ 5G.

Huawei đã lên tiếng phản bác về thông tin thiết bị của họ gây ra rủi ro an ninh. Còn ZTE gọi lệnh cấm của Mỹ là “cực kỳ không công bằng”.

Vẫn còn đó một câu hỏi mở là liệu rằng Mỹ có chuyển sự chú ý sang những công ty Trung Quốc khác, như Alibaba – vốn đang dần gia tăng sức ảnh hưởng của mình ở Mỹ, và Tencent – vốn đang đẩy mạnh dịch vụ thanh toán trực tuyến, WeChat Pay.

Mỹ có thể áp dụng lập trường cứng rắn về ZTE một phần là để gửi đi một thông điệp với những công ty quyền lực này, Handel Jones, CEO của tổ chức tư vấn công nghệ cao International Business Strategies, cho hay.

“Người Trung Quốc có câu: ‘Giết gà để dọa khỉ’”, ông cho hay.

Bên cạnh việc áp thuế quan vì những hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, trong tháng 3/2018, ông Trump còn chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ xem xét áp giới hạn mới lên các khoản đầu tư của Trung Quốc vào những ngành nhạy cảm. Ngoài ra, chính quyền Donald Trump được cho là đang cân nhắc đáp trả lại các chính sách của Trung Quốc về mảng điện toán đám mây và có thể áp đặt giới hạn mới lên các công ty cung cấp dịch vụ đám mây của Trung Quốc.

Những động thái như thế có thể gây ra rắc rối lớn cho các công ty như Alibaba và Tencent.

Các khoản đầu tư nước ngoài là một phần lớn trong chiến lược của hai công ty này để mở rộng sang Mỹ. Tencent đã mua cổ phần tại một số công ty Mỹ, bao gồm Snap và Tesla. Ant Financial, công ty liên kết của Aliababa, cố gắng mua dịch vụ chuyển tiền MoneyGram trong năm 2017, nhưng đã bỏ thỏa thuận vào đầu năm nay vì sự phản đối của các cơ quan quản lý Mỹ.

Alibaba và Tencent cũng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đám mây, cạnh tranh với Amazon, Google và Microsoft. Thị trường Mỹ rất quan trọng với cả hai ông lớn này và việc Mỹ áp đặt ràng buộc có thể tác động nghiêm trọng tới tăng trưởng.

“Điều này về cơ bản sẽ giết chết hoạt động kinh doanh của họ tại Mỹ”, Paul Triolo, Chuyên gia về chính sách công nghệ toàn cầu tại Eurasia Group, cho hay.

Cũng có những công ty công nghệ Trung Quốc khá tương tự với ZTE và Huawei, như nhà sản xuất máy tính Lenovo.

Cho đến nay, Lenovo không hề bị cuốn vào cuộc xung đột thương mại Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, nó có thể bị gộp chung với ZTE và Huawei, và được xem là một rủi ro an ninh tiềm ẩn, dựa vào một báo cáo của Ủy ban Xem xét Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc.

Lenovo – được Nhà nước sở hữu một phần – có trụ sở tại Bắc Carolina thuộc Mỹ, và hiện đang xây dựng tên tuổi của mình trên toàn cầu.

“Ngay cả với các công ty làm việc với các đối tác Mỹ hoàn toàn thông qua mối quan hệ thương mại, họ cũng dễ bị cuốn vào các động thái của Mỹ”, ông Sacks cho hay.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   NHTW Nhật Bản giữ nguyên chính sách tiền tệ, loại bỏ khung thời gian để đạt mục tiêu lạm phát (27/04/2018)

>   Vàng thế giới giảm liền 2 phiên, dao động tại đáy 5 tuần (27/04/2018)

>   Dầu tăng nhẹ trước khả năng Iran bị áp lệnh trừng phạt (27/04/2018)

>   Uber ngừng bán mảng kinh doanh tại các thị trường còn lại (26/04/2018)

>   Facebook báo lãi “khủng”, bất chấp bê bối dữ liệu (26/04/2018)

>   Vàng thế giới xuống đáy 5 tuần khi đồng USD tăng (26/04/2018)

>   Dầu khởi sắc trước lo ngại về nguồn cung toàn cầu (26/04/2018)

>   Malta trở thành thủ phủ của tiền ảo như thế nào? (26/04/2018)

>   Chiến tranh thương mại với Mỹ có thể là điểm bùng phát của nền kinh tế Trung Quốc (25/04/2018)

>   Vàng thế giới đứt mạch 3 phiên giảm liền (25/04/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật