Thứ Năm, 01/03/2018 09:25

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng đạt 1.7 tỷ USD, tăng 9.7%

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng ước tính đạt 1.7 tỷ USD, tăng 9.7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 1,253 triệu USD, tăng 102% (859 triệu USD góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp và 394.5 triệu USD mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ).

Hoạt động đầu tư trong tháng chủ yếu tập trung thực hiện các dự án, công trình chuyển tiếp từ năm trước và triển khai kế hoạch đầu tư năm 2018. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2 ước tính đạt 12,582 tỷ đồng, bao gồm: Vốn trung ương 2,489 tỷ đồng; vốn địa phương 10,093 tỷ đồng.

Tính chung 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 29,076 tỷ đồng, bằng 8.6% kế hoạch năm và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 5,632 tỷ đồng, bằng 8.5% kế hoạch năm và tăng 0.5% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải là 2,008 tỷ đồng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 582 tỷ đồng; Bộ Y tế 362 tỷ đồng; Bộ Tài nguyên và Môi trường 109 tỷ đồng; Bộ Giáo dục và Đào tạo 104 tỷ đồng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 75 tỷ đồng; Bộ Xây dựng 28 tỷ đồng; Bộ Công Thương 19 tỷ đồng; Bộ Khoa học và Công nghệ 16 tỷ đồng; Bộ Thông tin và Truyền thông 11 tỷ đồng.

Vốn địa phương quản lý đạt 23,444 tỷ đồng, bằng 8.6% kế hoạch năm và tăng 7.4% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 3,493 tỷ đồng; TPHCM 1,064 tỷ đồng; Nghệ An 915 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 850 tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 802 tỷ đồng; Thanh Hóa 781 tỷ đồng; Hải Phòng 751 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 1,253 triệu USD, tăng 102%

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/2/2018 thu hút 411 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 1,391 triệu USD, tăng 31.3% về số dự án và giảm 31.4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, có 133 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 700 triệu USD, giảm 7.8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 2 tháng đạt 2,091.5 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 2 tháng ước tính đạt 1.7 tỷ USD, tăng 9.7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 2 tháng năm 2018 còn có 873 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 1,253 triệu USD, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 471 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 859 triệu USD và 402 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 394.5 triệu USD.

Trong 2 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 817.4 triệu USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 253.8 triệu USD, chiếm 18%; các ngành còn lại đạt 320 triệu USD, chiếm 23%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 2 tháng năm nay đạt 1,488.5 triệu USD, chiếm 71.2% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 253.8 triệu USD, chiếm 12%; các ngành còn lại đạt 349.2 triệu USD, chiếm 16.7%. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 337.6 triệu USD, chiếm 27% tổng giá trị góp vốn; ngành xây dựng đạt 326 triệu USD, chiếm 26%; các ngành còn lại đạt 590 triệu USD, chiếm 47%.

Trong số 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng năm nay, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 353.5 triệu USD, chiếm 25.4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 243.6 triệu USD, chiếm 17.5%; Nhật Bản 139 triệu USD, chiếm 10%; Hà Lan 136.6 triệu USD, chiếm 9.8%; Hoa Kỳ 88.1 triệu USD, chiếm 6.3%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 84.8 triệu USD, chiếm 6.1%; Nauy 70.1 triệu USD, chiếm 5%.

Anh Đức

FiLi

Các tin tức khác

>   Kéo dài thí điểm Uber, Grab: Có hay không? (28/02/2018)

>   Đà Nẵng chi gần 15 tỷ đồng để phát triển du lịch năm 2018 (28/02/2018)

>   Thái Lan cân nhắc về việc gia nhập TPP (28/02/2018)

>   Mía đường lại kêu cứu (28/02/2018)

>   Hàng Việt ra biển lớn: Dở khóc, dở cười (28/02/2018)

>   Tổng thống Chile: Không thể thay đổi TPP chỉ để làm vui lòng Mỹ (27/02/2018)

>   Bộ Công Thương đề nghị Mỹ cân nhắc việc áp biện pháp hạn chế nhập khẩu thép, nhôm Việt Nam (27/02/2018)

>   2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng vọt hơn 37% (27/02/2018)

>   Năm 2030 đưa vào khai thác 28 cảng hàng không (26/02/2018)

>   Cựu thư ký ông Xuân Anh ở nhà Vũ 'Nhôm' vì quan hệ thân quen (26/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật