Thứ Sáu, 30/03/2018 19:58

Thành phố Hồ Chí Minh cần vốn cho các dự án phát triển đô thị

Đại diện từ 100 doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã tụ họp tại một sự kiện do Hiệp hội Bất động sản Hồ Chí Minh (HOREA) tổ chức để bàn luận các kế hoạch phát triển đô thị.

Với mục đích kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ cho dự án nâng cấp trung tâm thương mại của Việt Nam trị giá hơn 21 tỷ USD, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết: “Chúng tôi muốn biến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đô thị hiện đại và thân thiện với môi trường”. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với tình trạng tắc nghẽn giao thông và các vấn đề môi trường liên quan tới dân số khoảng 10 triệu người.

Một trong những dự án lớn nhất này là "Khu Đô thị Mới" – vốn đã chính thức bắt đầu trong năm 2011 nhưng tiến độ diễn ra khá chậm. Quận mới có vị trí tại Thủ Thiêm, với diện tích 657 hecta trên bờ phía đông của sông Sài Gòn và đối diện với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh trên bờ phía Tây của con sông này. Đây sẽ là khu hành chính mới của Thành phố Hồ Chí Minh.

Kế hoạch này bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mới, bao gồm đường vành đai mới, cảng và các khu căn hộ mới.

Ở những khu vực khác, Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện các dự án đổi mới để thay thế một nửa số 474 căn hộ cũ tọa lạc ở các quận được xây dựng trước năm 1975. Nhà đầu tư cũng đang tìm cách đổi mới và phát triển kênh rạch, hồ và sông ngòi tại 7 quận. Các dự án liên quan đến việc di dời hơn 20,000 hộ gia đình và được cho là sẽ ​​hoàn thành vào năm 2020.

Ông Châu cho biết Thành phố Hồ Chí Minh giờ là nới 10 triệu dân sinh sống, nhưng đã phát triển mà chưa có một kế hoạch bền vững.

"Việc không có một kế hoạch hợp lý đã tác động lớn đến sự phát triển của thành phố, nhất là trong thập kỷ vừa qua. Nó đã tạo ra một tình thế hỗn loạn, bao gồm tắc nghẽn giao thông, áp lực, ô nhiễm môi trường và lũ lụt”, ông nói với hãng tin Nikkei Asian Review. Ngoài ra, ông còn chia sẻ, với kế hoạch xây dựng Khu đô thị mới tại khu vực Thủ Thiêm, cùng với việc nâng cấp các quận hiện tại, Thành phố Hồ Chính Minh được cho ​​sẽ là nơi sinh sống của khoảng 15 triệu người vào năm 2030.

Lúc đầu, kế hoạch xây dựng Khu Đô thị Mới tại Thủ Thiêm đã được thông qua từ năm 1996. Tuy nhiên, phải mất tới một thập kỷ để thành phố bắt đầu di dời người dân để dọn đường cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cơ bản. Dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bình quân 3.9%/năm kể từ năm 2000 chu yếu do tăng trưởng kinh tế. Các dự án nhỏ lẻ trong dự án Khu Đô thị Mới đã được cấp phép từ năm 2011, trong khi kế hoạch tổng thể đã trải qua nhiều lần điều chỉnh trong thập kỷ qua.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có thể quyết định được một số vấn đề quan trọng nhất định, bao gồm việc quản lý đất đai, đầu tư và ngân sách Nhà nước, cũng như tăng thu nhập cho công chức và cán bộ công chức mà không cần sự chấp thuận của chính quyền trung ương.

Kế hoạch mới nhất về Khu Đô thị Mới đã được điều chỉnh lần cuối và phê duyệt vào tháng 2/2017. Nhiều dự án sẽ được bán đấu giá công khai trong năm nay, sau khi thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng.

Khu Đô thị Mới ở Thủ Thiêm chỉ là sự khởi đầu của kế hoạch nâng cấp to lớn của Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu năm nay, một dự án khác bao gồm ba quận ở phía đông thành phố là để hình thành một “khu vực sáng tạo”, nơi đặt trụ sở của các công ty công nghệ cao cũng như các trường đại học. Ngoài ra, HoREA cũng đã đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra một dự án để phát triển một khu vực mới 9,000 hecta ở phía Tây Bắc của thành phố, cách trung tâm khoảng 40 km.

Phần lớn đất đai ở đó đang được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và có thể được phát triển như một vùng nông thôn hiện đại, đồng thời tập trung vào sản xuất và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. Điều này cũng có thể phân bổ bớt một số dân cư từ các khu vực có mật độ dân số cao.

Nguồn vốn tài trợ cho các dự án sẽ là một trong những thách thức lớn nhất, đòi hỏi khoảng 500,000 ngàn tỷ đồng (21.9 tỷ USD) nếu  chúng hoàn thành vào năm 2020, ông Lê Hoàng Châu chia sẻ. Khi tính tự quản ngày càng gia tăng, Thành phố Hồ Chí Minh hiện phải tìm nguồn tài trợ của riêng mình. Khoảng 1/3 số tiền đầu tư này đến từ ngân sách của thành phố. Đối với 14.6 tỷ USD còn lại, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải tiếp cận từ các nguồn khác, cụ thể là sử dụng mô hình hợp tác công tư với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có thể là những người đã có sự hiện diện và đầu tư mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, chẳng hạn như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh: "Mối quan hệ hợp tác giữa các nhà phát triển Nhật Bản và Việt Nam sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi".

Việc tiếp cận vốn sẽ là một thách thức lớn đối với lĩnh vực bất động sản Việt Nam trong năm 2018 khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hạn chế nguồn tín dụng cho ngành này. Theo quan điểm của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc đầu tư Savills Việt Nam, điều đó buộc các nhà phát triển và chính quyền ở địa phương phải tìm kiếm thêm nguồn vốn từ nước ngoài.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi

Các tin tức khác

>   VFA bị 'tố' trục lợi chính sách, làm méo mó thị trường gạo Việt (30/03/2018)

>   Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ đến năm... 2021 (30/03/2018)

>   Châu Âu điều tra sản phẩm thép nhập khẩu của Việt Nam (30/03/2018)

>   Cuộc đua vào ghế Phó Chủ tịch tài chính VFF: Bầu Tú có đối thủ (30/03/2018)

>   Bộ Quốc phòng sẽ bàn giao đất để mở rộng Tân Sơn Nhất (30/03/2018)

>   Trung Quốc dựng rào cản nông sản Việt (30/03/2018)

>   Lấy 18.000 tỷ ở đâu để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất? (29/03/2018)

>   TP.HCM sẽ cưỡng chế chung cư chưa nghiệm thu PCCC đã đưa dân vào ở (29/03/2018)

>   Chưa vội ‘luận tội’ Grab mua Uber là độc quyền hay phạm luật (29/03/2018)

>   Giá vé máy bay tăng nhẹ sau 1/4 (29/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật