Thứ Năm, 15/03/2018 15:21

Nhịp đập Thị trường 15/03: VN30 Index giảm mạnh trong đợt ATC nhưng VN-Index vẫn tăng

VN-Index bắt đầu leo dốc khi bước vào phiên chiều, với “hướng dẫn viên” vẫn là dòng ngân hàng, và đầu tàu là BID. Sau chừng 45-50 phút giao dịch, VN-Index đã chuyển từ đỏ sang xanh và dao động quanh tham chiếu. Đến cuối đợt ATC, dù chịu tác động mạnh từ nhóm VN30, nhưng VNIndex vẫn đóng cửa trong sắc xanh (+0.06%).

Chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn trên sàn HOSE, nhưng nhìn chung nhóm VN30 hôm nay lại có diễn biến không tốt, và tác động tiêu cực lên chỉ số chính của sàn này. Nhất là trong đợt ATC, VN30 Index giảm từ tham chiếu về 1,110.3 điểm (-0.43%) dù BID tăng trần và nhiều mã lớn khác như GAS, CTG, MBB… tăng giá.

Không chỉ ngân hàng, nhóm dầu khí cũng khởi sắc trong phiên chiều. GAS tăng giá hơn 2.3% dù phiên sáng có lúc giảm. Nhiều mã vốn hóa lớn khác cũng tăng giá như PVS, PVT, DCM… duy PVD, DPM vẫn đỏ suốt. PVT bất ngờ tăng 6.6%, sát mức giá trần, và có lẽ là do khối ngoại đẩy lên (mua ròng hơn 800,000 cp). Lượng giao dịch PVT hôm nay cũng tăng đột biến, lên hơn 2 triệu đơn vị, về mặt kỹ thuật thì đây là 1 chỉ báo tốt.

Sau khi vào phiên chiều, BID bắt đầu leo dốc từ từ nhưng vững chắc, và đến 13g45p thì lên tới đỉnh. Kể từ đó đến khi đóng cửa, cổ phiếu này dư mua trần và chốt tại mức giá 41,700 đồng/cp (+6.92%). Nhóm cổ phiếu ngân hàng nhìn chung cũng khởi sắc, tuy nhiên tăng giá mạnh hơn BID chỉ có mỗi NVB với “lợi thế” ở sàn HNX (biên độ dao động giá lớn hơn) đã tăng tới 9.2%. Duy nhất 2 cổ phiếu đỏ là LPBVPB. VCB trước đó dao động liên tục quanh tham chiếu, đến đợt 3 quay về đúng tham chiếu.

VIC sau khi hồi phục nhanh chóng vào cuối phiên chiều, thì lại đổ gục trong đợt ATC. Có lẽ đây là 1 trong những cổ phiếu khiến chỉ số nhóm VN30 giảm mạnh trong đợt ATC. VIC từng thiết lập đỉnh giá mọi thời đại 106,000 đồng/cp cách đây mấy hôm, từ đó đến nay đi ngang dù khối ngoại luôn mua ròng, cho thấy rằng nhiều khả năng nhà đầu tư nội đang chốt lời liên tục.

DHG có 1 ngày tăng giá nhờ thông tin chia cổ tức 2018 tỷ lệ 30% tiền mặt. Cũng như nhiều cổ phiếu trong ngành dược, DHG thuộc “nhóm” giảm giá kể từ đầu năm đến nay, trong đó có giai đoạn giảm mạnh trước Tết ta.

Thông tin tăng kế hoạch lợi nhuận năm nay có lẽ không giúp gì cho cổ phiếu MSN. Cuối phiên chiều, cổ phiếu này vẫn giảm giá hơn 1%.

11h30: Lúc này lướt largecap trên HOSE có vẻ rủi ro hơn midcap và smallcap

VN-Index và VN30 Index rớt lần lượt 0.63% và 0.71% tính đến cuối phiên sáng nay. Rõ ràng là cổ phiếu nhóm VN30 đang tác động mạnh lên chỉ số chính sàn HOSE, trong đó có những cái tên đỏ lòe như BMP, SAB, CTD hay HSG… MSN ra tin tốt giúp cổ phiếu này tăng giá ngay từ đầu phiên, nhưng rồi lại lùi dần đều về tham chiếu đến cuối phiên. Tuy vậy có vẻ như các cổ phiếu midcap và smallcap giảm ít hơn so với largecap.

SAB giảm giá gần 2.6% sáng nay, mức giảm này mạnh hơn so với đầu phiên. Có lẽ SAB những thông tin xấu về Sabeco trên các kênh truyền thông gần đây sẽ còn phản ánh vào giá thêm 1 chút thời gian nữa. Dù vậy, với quy mô vốn hóa đứng thứ 6-7 trên toàn thị trường, SAB sẽ tác động đáng kể lên index. Đỏ cùng SAB trong nhóm VN30 hiện nay là HSG, CTD, HPG, VIC…

Trên HNX và UPCoM, diễn biến giao dịch sáng nay tích cực hơn. Cả 2 chỉ số đều xanh cho đến cuối phiên, thậm chí UPCoM-Index còn không hề chịu tác động tâm lý từ chỉ số sàn HOSE.

Nhóm ngân hàng hồi phục sớm trong phiên sáng, nhưng lần này lại được “dẫn dắt” bởi 2 cổ phiếu sàn Upcom là NVB (+6.9%) và VIB (+4.3%). VCB đỏ gần như suốt phiên sáng, trừ 1 lần duy nhất hồi chạm được mức tham chiếu. Chỉ báo lạc quan nhất đối với VCB có lẽ là trên đồ thị kỹ thuật VCB, diễn biến giá sáng nay hình thành “cây nến xanh”. Ngược lại, HDB dù tăng giá nhẹ, nhưng lại là 1 “cây nến đỏ”.

Nhóm BĐS có vẻ như đang muốn nổi lên thành nhóm hỗ trợ chỉ số. Số mã tăng giá đang có vẻ nhiều hơn số giảm giá. Tăng đáng kể nhất là NVT, LGL, SCR, VPH

Dầu khí tiếp tục phân hóa khi giá dầu thế giới đi ngang. Dường như largecap thì giảm giá (GAS, PVD), còn mid và smallcap lại tăng giá nhẹ.

Khối nội đang muốn bắt đáy sớm CTG. Cổ phiếu này sáng nay giảm hơn 2.1% và khối ngoại bán ròng hơn 300,000 cp. Tuy nhiên tổng khối lượng giao dịch đã đạt 448,880 cp, gần bằng cả ngày hôm qua. Chắc chắn đến phiên chiều, tổng khối lượng giao dịch sẽ vượt khá xa. Lưu ý là trong 6 phiên gần nhất tính cả sáng nay, lượng giao dịch đều tăng mạnh so với bình quân hơn 1 tháng trước đó. Vấn đề ở đây là giá cổ phiếu này đã giảm gần 29% so với hồi đầu năm dù không có tin tức trọng yếu nào có thể quy là nguyên nhân giảm giá. Cho đến lúc này, vẫn chỉ có thể tạm thời nói rằng CTD giảm giá là do khối ngoại bán ròng không ngơi nghỉ.

Ngược lại CTD chính là HBC. Cổ phiếu này đang hồi phục lên 46,200 đồng/cp từ mô hình 2 đáy thiết lập trong tháng 2 vừa qua. HBC cũng từ rớt mạnh kể từ tháng 10 năm ngoái, trong khi công ty vẫn làm ăn có lãi. Có thể nói vui rằng cái xui của HBC có lẽ đã được chuyển qua CTD.

Sau phiên “bắt đáy” hôm qua, sáng nay BMP lại giảm giá 3.3%. Khối ngoại bán ròng nhẹ. Cổ phiếu này như vậy đã giảm giá gần 20% kể từ đầu tháng 3. “Mô hình SAB sau thoái vốn” đang lặp lại với BMP, và bắt đáy hiện nay có vẻ rủi ro.

VREHAG đang là 2 mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HOSE, tính theo khối lượng. Cả 2 mã này đều xanh sáng nay.

10h30: Dòng bank xanh trở lại, nhưng VN-Index vẫn đỏ

VN-Index đang rung lắc trong phạm vi 1,131-1,135 điểm, vẫn thấp hơn mức tham chiếu. Điểm số của VN-Index vẫn đang chịu áp lực từ nhóm VN30, cụ thể là SAB, HPG, VIC… Nhóm ngân hàng hồi phục sớm, nhưng chưa mang tính lan tỏa như những phiên trước đó.

Chỉ số cổ phiếu chính của 2 sàn HNX và UPCoM đã xanh trở lại nhờ các cổ phiếu largecap có thanh khoản lớn như NVB, SHS, SHB

Trên sàn UpCoM, HVN tăng trở lại gần 4.4% sáng nay, không rõ là hội phục kỹ thuật hay theo tin chuyển sàn. Giá cổ phiếu này đang ở mức trung bình kể từ đầu tháng 2 hiện nay, những vẫn thấp hơn đỉnh 70,000 đồng/cp thiết lập ngày 23/01. Tương tự như HVN sáng nay có thể kể đến như BSR hay VGT. Riêng VIB vẫn miệt mài phá đỉnh, và đang lên đến 43,600 đồng/cp, tăng 4.8%. Tuy nhiên, ACV lại bất ngờ giảm hơn 3.6%.

Nhóm ngân hàng sớm hồi phục với 9/15 mã tăng giá. Chỉ có 3 mã đỏ là LPB, VCB và VPB. Tuy nhiên không có nhiều nhóm ngành cũng “đầy” mã xanh như ngân hàng, ngoại trừ BĐS hay thủy sản. Mía đường đầu phiên xanh, nay đang đỏ. Chứng khoán, sắt thép, xi măng và cả dầu khí đang có sự phân hóa.

 VRE xanh trở lại nhờ khối ngoại. Sáng nay khối ngoại mua ròng hơn 430,000 cp, giúp VRE tăng giá 1.3% sau khi bất ngờ giảm đến 4.1% hôm qua. Cổ phiếu này vốn là tấm điểm liên quan đến giao dịch của ETF ngoại.

VCS đang giảm giá nhẹ 0.6% dù sáng nay họp ĐHCĐ. Lãnh đạo công ty cũng đã sớm công bố cho cổ đông ước tính kết quả kinh doanh quý 1 năm nay, đạt khoảng 20% kế hoạch năm. Công ty cũng sẽ trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 40% tiền mặt và 100% bằng cổ phiếu. Giá cổ phiếu này sau khi rớt xuống dưới 200,000 đồng/cp hồi tháng 2 năm nay, thì đã quay trở lại sát đỉnh “mọi thời đại” thiết lập giữa tháng 12 năm trước.

HAG tiếp tục âm thầm đi lên, sáng nay tăng 1.5%. Tính từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu này chỉ có duy nhất 1 phiên giảm giá, còn lại toàn tăng. Khối ngoại cũng đang mua ròng trên mã này.

9h30: Cổ phiếu VN30 đè thị trường

VN-Index mở cửa giảm nhẹ chừng 3 điểm, tức khoảng 0.26%. Chỉ số này có lẽ đang chịu ảnh hưởng chính từ nhóm VN30 (5 mã tăng giá so với 15 mã giảm giá), trong khi về tổng thể sàn HOSE, số mã tăng giá và giảm giá đang cân bằng (84 và 87).

Trên 2 sàn ngoài Hà Nội, 2 chỉ số cũng giảm nhẹ đầu phiên, tuy nhiên có vẻ đang hồi trở lại và bật ngay lên trên mức tham chiếu. Nhóm cổ phiếu trong HNX30 vẫn mang tính dẫn dắt cho sàn HNX, với mức tăng giá bình quân tốt hơn.

Cổ phiếu SAB có lẽ đang mở một hướng đi mới, lần này vẫn là đi xuống, do chịu tác động từ một loạt bài báo có liên quan đến kiến nghị của Kiểm toán nhà nước về hoạt động của Sabeco gần đây. Trong VN30, SAB là mã giảm giá mạnh nhất, khoảng 1.4%.

Cũng trong nhóm VN30, CTD tiếp tục đổ đèo. Sáng nay chưa thấy khối ngoại bán ròng nhiều, nhưng đối với những ai theo dõi CTD suốt từ đầu năm đến nay, đều thấy có mối tương quan giữa giảm giá cổ phiếu và lượng bán ròng của khối ngoại.

Theo ông Chu Đức Khải, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, do còn nhiều yếu tố bất thường cho năm 2018, nên Hiệp hội chỉ dự kiến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành ở mức 5-7% so với 2017. Hiệp hội Thép cũng từng lên tiếng e ngại nhiều nhất đối với quyết định tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm của Tổng Thống Mỹ, trái ngược với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế vĩ mô lẫn nhiều công ty chứng khoán rằng quyết định đó tác động ít lên các doanh nghiệp lớn trong ngành thép của Việt Nam.

Mở phiên giao dịch, CTG bị đặt bán tại giá ATO nhiều nhất trong nhóm ngân hàng, dẫn đến kết quả cổ phiếu này giảm giá hơn 1.5%. Đây có thể là hành động chốt lời, bởi CTG đã tăng giá rất mạnh từ mức khoảng 25,000 đồng/cp lên gần 37,000 đồng/cp chỉ trong vòng 1 tháng qua. Trong cùng thời gian này, thanh khoản của CTG cũng tăng vọt.

Tương tự CTG, VIB đang có vẻ được chốt lời. Kể từ đầu tháng 3 đến nay (11 phiên), cổ phiếu này chạy 1 mạch từ 30,000 đồng/cp lên gần 44,000 đồng/cp, và chỉ giảm có 1 phiên duy nhất. Sáng nay VIB vẫn tăng giá gần 5%.

QCG tiếp tục tăng giá phiên thứ hai, sáng nay tăng khoảng 2.8% sau khi có thông tin Chính quyền Tp.HCM tiếp tục “giải cứu” cho dự án Phước Kiển của tập đoàn này.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 15/03: Chuyển hướng sang kỳ hạn tháng 04/2018 (14/03/2018)

>   Vietstock Daily 15/03: Duy trì trạng thái phân hóa tích cực? (14/03/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 14/03: Vững đà tăng (14/03/2018)

>   VN30 Futures 14/03: Rủi ro hay cơ hội cho vị thế Short? (13/03/2018)

>   Vietstock Daily 14/03: Quan sát phản ứng của dòng tiền sau khi VN-Index vượt mốc 1,130 điểm (13/03/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 13/03: Tiếp tục tạo đỉnh mới (13/03/2018)

>   Vietstock Daily 13/03: Dù tăng điểm nhưng thị trường là của bên bán (12/03/2018)

>   VN30 Futures 13/03: Có nên tiếp tục đặt cửa cho khả năng phá đỉnh của VN30-Index? (12/03/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 12/03: Tiếp tục lỡ hẹn mốc 1,130 điểm (12/03/2018)

>   Vietstock Weekly 12-16/03/2018: Cẩn trọng trước hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs (11/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật