Thứ Sáu, 16/03/2018 06:15

Ngành thép Thái Lan lo sợ làn sóng phá giá đổ vào nội địa

Doanh nghiệp sản xuất thép Thái Lan kêu gọi chính phủ nước này có biện pháp nhằm ngăn chặn làn sóng thép nhập khẩu có thể nhấn chìm ngành thép của nước này, khi chính sách thuế mới của Mỹ bắt đầu có hiệu lực.

Thái Lan sợ làn sóng thép nhập phá giá. ẢNH: REUTERS

Vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã quyết định đánh thuế cao đối với mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Theo đó, kể từ ngày 25.3, thuế nhập khẩu đối với thép là 25% và nhôm là 10%.

Hiệp hội các nhà sản xuất thép Thái Lan cho rằng chính sách của Tổng thống Mỹ không đáng lo ngại, dù đánh giá chính sách mới này tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngành thép Thái Lan. Nước này xuất khẩu trung bình mỗi năm 10 tỉ baht (7.000 tỉ đồng) thép sang thị trường Mỹ.

“Tuy nhiên, điều những nhà sản xuất thép lo ngại nhất với khả năng xảy ra cao đó là khi thép thế giới khó vào Mỹ sẽ đổ vào Thái Lan và phá giá ở thị trường nội địa”, ông Wanchai Varavithya, Phó vụ trưởng thương mại nước ngoài thuộc Bộ thương mại Thái Lan, phát biểu.

Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan cho rằng chính sách của Tổng thống Trump sẽ kích hoạt làn sóng phá giá thép từ Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Đài Loan vào những thị trường có sức tiêu thụ lớn như Thái Lan.

Liên đoàn dự đoán khoảng 10,7 triệu tấn thép không vào được nước Mỹ, tương đương với 40% thép nhập khẩu hàng năm của nước này, sẽ được đưa vào bán phá giá ở Thái Lan.

Trong khi đó, ông Theerayuth Lertsirarungsun, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thương mại thép cuộn Thái Lan cho biết trong số những nước xuất khẩu thép lớn của thế giới, nước gây lo ngại nhiều nhất cho thép Thái Lan là Trung Quốc.

“Hiện tại, thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm nhưng gây khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa. Nếu sắp tới, thép Trung Quốc phá giá thì ngành sản xuất trong nước phá sản là điều không thể tránh khỏi”, ông Theerayuth chia sẻ.

Thái Lan nhập khẩu 750.000 tấn thép cuộn của Trung Quốc trong năm 2017, giảm từ 1,2 triệu tấn vài năm trước. Trong khi sản xuất trong nước đã dư thừa hơn 50% nhu cầu hiện tại của Thái Lan.

Ngành thép Thái Lan từng đối mặt với dòng sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc mấy năm trước. Để bảo vệ sản xuất trong nước, chính phủ nước này áp đặt các biện pháp chống bán phá giá và bảo hộ đối với thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Nga.

Vinh Sơn

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 3 (16/03/2018)

>   Canada cáo buộc Trung Quốc phá giá thép trên thị trường quốc tế (13/03/2018)

>   Việt Nam xuất khẩu thép sang Mỹ tăng mạnh (12/03/2018)

>   Bộ Công thương phản ứng vụ Mỹ chính thức áp thuế nhôm, thép (09/03/2018)

>   Mexico dọa đáp trả việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm (07/03/2018)

>   Mỹ áp thuế bảo hộ nhôm thép, hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam? (07/03/2018)

>   VSA: Có thể kiến nghị đưa việc Mỹ hạn chế nhập khẩu thép ra WTO (06/03/2018)

>   Mỹ sẽ áp mức thuế quan cao đối với thép và nhôm nhập khẩu (02/03/2018)

>   Bộ Công Thương đề nghị Mỹ cân nhắc việc áp biện pháp hạn chế nhập khẩu thép, nhôm Việt Nam (27/02/2018)

>   Giải pháp nào cho Việt Nam trong "cuộc chiến" thép? (21/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật