Thứ Tư, 28/02/2018 11:16

Việt Nam giành lại ngôi vị TTCK có thành quả tốt nhất châu Á

Chỉ một vài tuần sau khi đà bán tháo trên toàn cầu “đánh bật” Việt Nam ra khỏi vị trí thị trường chứng khoán (TTCK) có thành quả tốt nhất châu Á trong năm 2018, nay Việt Nam đã trở lại ngôi vương của mình. Và đây mới chỉ là khởi đầu.

Đà tăng có thể được nới rộng, qua đó giúp chỉ số VN-Index vượt đỉnh năm 2007, khi chỉ số này được dự báo sẽ chạm mức 1,210 điểm vào cuối năm 2018, dựa trên kết quả cuộc thăm dò của Bloomberg.

Nhà đầu tư trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh (Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế giới) và lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. Những nhà đầu tư nước ngoài đang trong trạng thái mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong tháng này, ngay cả khi họ rút tổng cộng 14 tỷ USD ra khỏi 9 thị trường châu Á mà Bloomberg theo dõi.

“Tăng trưởng lợi nhuận được kỳ vọng sẽ cao hơn, khoảng 20-25%, không chỉ với những công ty đã niêm yết lên sàn từ lâu mà còn với những công ty mới niêm yết”  - Uông Đình Thắng, Trưởng phòng đầu tư cổ phiếu tại Manulife Asset Management chi nhánh Việt Nam, cho hay. “Chúng tôi rất lạc quan trong năm nay”.

Nền kinh tế Việt Nam có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng tương tự năm ngoái, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong cuộc phỏng vấn tháng trước. Thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu thuộc VN-Index được dự báo tăng 15% lên khoảng 66 đồng, dựa trên ước tính của Bloomberg.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6.7% trong năm 2018, mức tăng trưởng nhanh thứ 2 trong các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ sau Philippines.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế và nỗ lực bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) của Chính phủ Việt Nam đã giúp vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng hơn gấp đôi lên 172 tỷ USD trong năm 2017. Trong 2 tuần sau ngày 26/01/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào trạng thái bán tháo mạnh, và xóa sạch phần lớn đà tăng từ hồi đầu năm.

Tuy nhiên, sau ngày 12/02/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam quay đầu tăng mạnh, qua đó giúp chỉ số VN-Index đạt được mức trước thời điểm diễn ra bán tháo. Điều này làm cổ phiếu Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn so với các thị trường trong khu vực. Hiện hệ số P/E của VN-Index (so với lợi nhuận ước tính 12 tháng) ở mức 20 lần, cao hơn mức 14 lần của chỉ số MSCI Frontier Markets Index và 16 lần của MSCI Asean Index.

“Kỳ vọng quá cao và giá cổ phiếu cũng quá cao” - Tổng Giám đốc Mekong Capital, Chris Freund, chia sẻ. “Nhà đầu tư đang trở nên phấn khích và rồi cũng có một điều gì đó sẽ xảy ra. Tâm lý nhà đầu tư sẽ chuyển từ quá lạc quan sang một chiều hướng khác”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 28/02: Rung lắc quanh tham chiếu (28/02/2018)

>   28/02: Đọc gì trước giờ giao dịch? (28/02/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/02 (28/02/2018)

>   Vietstock Daily 28/02: Chờ đợi hoạt động đảo trụ ở nhóm Large Cap? (27/02/2018)

>   Tập đoàn tài chính của Hàn Quốc thành lập liên doanh với SCIC (27/02/2018)

>   GTN nói gì khi giá cổ phiếu biến động lớn? (27/02/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 27/02: Bật tăng phút cuối (27/02/2018)

>   27/02: Đọc gì trước giờ giao dịch? (27/02/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 27/02 (27/02/2018)

>   Vietstock Daily 27/02: Dòng tiền duy trì sôi động (26/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật