Thứ Sáu, 02/02/2018 20:16

TPHCM: Loạn phân lô bán nền đất nông nghiệp

Tình trạng đầu nậu thu gom quỹ đất và phân lô bán đất nền “ăn theo” quy định mới sau khi UBND TP.HCM ban hành Quyết định 60/2017 quy định diện tích tối thiểu được tách thửa theo hướng giảm xuống còn tối thiểu 36 m2, tại khu vực các quận - huyện vùng ven như Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, đang khá “nóng” và kèm theo đó là những rủi ro.

Tình trạng phân lô bán nền tự phát "mạo danh" ngân hàng thanh lý ở các vùng ven đang khá nóng. Ảnh: Bảo Chương

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, tại các điểm nóng về xây dựng trái phép của TP.HCM như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), xã Xuân Thới Thượng, Bà Điểm (huyện Hóc Môn)…, hiện tượng nhiều khu đất nông nghiệp được san lấp mặt bằng để rao bán rất phổ biến. Theo đó, chủ đất đầu tư san lấp mặt bằng lô đất, kèm theo bản vẽ phác họa thửa đất được phân lô để tạo niềm tin và thu hút người mua. Nhiều lô đất nông nghiệp có diện tích từ 1.000 - 5.000m2 được san lấp, sau đó tách thành từng thửa có diện tích 4x14m, 4x15m, 4x18m để bán.

Theo tìm hiểu của phóng viên thì thực chất là đất trồng lúa, nay không canh tác được nên các chủ đất san lấp bán nền. Thửa đất không có hạ tầng, không được phân định rõ ràng và không có đường vào những nền đất phía trong. Nhiều lô đất mới chỉ san lấp một phần đã được chủ đất rao bán và khi bán hết các nền, chủ đất không san lấp nữa và mặc định coi đó là việc của người mua.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Quyết định 60/2017, nếu tách thửa đất ở tại các khu vực trên phải có diện tích tối thiểu là 80m2 và có chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m. Còn với đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu là 500m2. Như vậy, với những trường hợp trên, chủ đất đã làm không đúng quy định của UBND TPHCM và người mua không thể xây dựng được.

Ngoài ra, để đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng, các "cò" đất ở các khu vực này còn đưa ra chiêu bài là bán đất nền thanh lý giá rẻ cho các ngân hàng. Các tờ rơi và panô quảng cáo đất nền ngân hàng thanh lý đang xuất hiện khắp các quận huyện nội ngoại thành Sài Gòn. Tuy nhiên, đa số các lô đất này đều ở diện đóng tiền trước, chờ pháp lý hoàn thiện sau.

Giám đốc một NHTM CP tại TPHCM cho biết, việc thanh lý tài sản của ngân hàng thường được đăng tải thông tin trên website và các phương tiện truyền thông một cách công khai, rộng rãi. Còn hiện nay, việc rao bán trên là thông tin “mạo danh” ngân hàng để dễ tạo niềm tin cho người mua. Đây là điều nguy hiểm và rất rủi ro cho khách hàng vì nghĩ rằng ngân hàng thanh lý sẽ bảo đảm về mặt pháp lý. Nhưng thực tế, những người bán lại lợi dụng vào những lý do trên để bán các thửa đất có khi là không rõ ràng về pháp lý và giá cả cao.

Gia Miêu

LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Giá nhà, đất tăng mãi chịu sao thấu (30/01/2018)

>   Bất động sản 2018: "Cuộc chơi" của doanh nghiệp nội hay ngoại? (30/01/2018)

>   Ứng dụng Blockchain vào bất động sản: Hết thời thổi giá, 1 căn hộ bán cho nhiều người? (29/01/2018)

>   Siết chặt vay tiền tiêu dùng nhưng đổ vào nhà, đất (29/01/2018)

>   Singapore siết dịch vụ chia sẻ nhà (28/01/2018)

>   Giá đất ven TP.HCM "phi mã" (26/01/2018)

>   Thị trường nhà ở TPHCM đang đi trước Hà Nội (26/01/2018)

>   Người dân vô tư tách thửa: Hệ lụy từ một văn bản (25/01/2018)

>   NHNN yêu cầu hạn chế tập trung tín dụng với bất động sản, kiểm soát chặt cho vay đầu tư chứng khoán (25/01/2018)

>   Sẽ tháo dỡ, xây dựng mới nhiều chung cư cũ trong năm 2018 (25/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật