Thứ Sáu, 09/02/2018 15:19

Nhịp đập Thị trường 09/02: Giữ được mốc 1,000 điểm

Lực bán tuy có suy giảm về cuối phiên nhưng VN-Index vẫn chìm trong sắc đỏ. Dòng tiền bắt đáy gia tăng giúp ngành chế biến thủy sản và chứng khoán đảo chiều ấn tượng.

VN-Index kết phiên giao dịch tại 1,003.94 điểm, giảm 1.89%. HNX-Index có diễn biến trái chiều khi bật tăng cuối phiên, chỉ số phục hồi 0.48% lên mức 117.50 điểm. Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 5,852.4 tỷ đồng.

4/20 nhóm ngành có sự tăng trưởng với độ rộng toàn thị trường yếu. Có 183 mã tăng và 289 mã giảm, hàm ý lực cung cổ phiếu trên diện rộng vẫn còn.

Dầu khí rung lắc mạnh. Ngoại trừ PVS tăng 2% thì PVD, PVT đi xuống, GAS giảm sàn và trống bên mua. Nhóm này chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến động của giá dầu thế giới.

Ngân hàng phân hóa và lực cầu cổ phiếu gia tăng. BID lấy lại sắc xanh trong khi VCBCTG đứng giá hoặc điều chỉnh. Các cổ phiếu khác trong ngành như SHB, STB, MBB, ACB lại có diễn biến trái ngược, các cổ phiếu này đảo chiều tăng trưởng ấn tượng, dòng tiền bắt đáy chảy vào nhóm này.

Hàng không phân hóa. Trong khi HVN giảm hơn 3% thì VJC lại đi lên, tuy nhiên mức tăng không lớn. Xu hướng tăng của VJC được hỗ trợ tốt tại MA 20 nếu giữ được vùng này thì giai đoạn phục hồi có thể quay trở lại.

Chứng khoán đảo chiều, đi đầu là HCMVND. Trong đó, HCM tăng mạnh 5.3%, giá có xu hướng quay lại thử thách vùng đỉnh cũ tháng 01/2018 (vùng 83,000-85,000).

Chế biến thủy sản cũng tăng trưởng ấn tượng. VHCIDI lấy lại sắc xanh trong khi HVG tăng trần và trống bán. Tuy nhiên, nhóm này đang đóng cửa dưới các đường MA quan trọng do đó, hiện tượng rung lắc tiếp tục trong ngắn hạn.

14h: Dòng tiến bắt đáy gia tăng

Lực bán duy trì trên diện rộng làm VN-Index chìm trong sắc đỏ, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy gia tăng. Ngoài dầu khí, thì thực phẩm - đồ uống cũng chịu áp lực chốt lời mạnh.

Độ rộng toàn thị trường yếu khi có 99 mã tăng và 382 mã giảm, điều này cho thấy lực cung cổ phiếu vẫn ổn định.

Ngoài dầu khí giảm thì thực phẩm - đồ uống cũng bị nhà đầu tư bán mạnh. Ba ông lớn đầu ngành là MSN, SAB, VNM đi xuống. Trong đó, VNM giảm mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu này đã phá MA 20 và MA 50 hàm ý không tích cực về triển vọng ngắn hạn.

Xây dựng có sự phân hóa, HBC chìm trong sắc đỏ tuy nhiên, lực cầu tăng ở CTD giúp cổ phiếu này đảo chiều lấy lại sắc xanh.

VCB điều chỉnh nhưng một số cổ phiếu như CTG, BID, ACB, STB, MBB, SHB, VPB đã đảo chiều thành công lực cầu mạnh trên STB và MBB giúp giá tăng trên 1%.

Nhóm chế biến thủy sản đảo chiều, đà tăng của VHC, HVG giúp ngành lấy lại sắc xanh. Tuy nhiên, xu hướng điều chỉnh trên nhóm đã được xác định do đó, hiện tượng rung lắc sẽ còn tiếp tục.

HCM vẫn là tâm điểm của thị trường khi đi ngược xu hướng chung tăng mạnh hơn 5%.

Phiên sáng: Bên bán vẫn chiếm ưu thế

Bên bán tiếp tục chiếm ưu thế trong phiên sáng, theo đó VN-Index có sự điều chỉnh mạnh trên 3.3%. Ngân hàng, dầu khí chịu lực cung lớn.

Kết phiên sáng, VN-Index điều chỉnh về mức 989.07 điểm, giảm 3.34%. HNX-Index có diễn biến tương tự, chỉ số giảm 1.48% xuống 115.21 điểm.

Có 19/20 nhóm ngành đi xuống, độ rộng thị trường yếu khi có 88 mã tăng và 351 mã giảm hàm ý lực cung cổ phiếu vẫn duy trì trên diện rộng.

Dầu khí chịu lực bán lớn, GAS và PVD giảm sàn trống bên mua, ngoài ra hai đại gia trong ngành khác là PVT và PVS đều giảm hơn 5%. Ngành này rung lắc do ảnh hưởng không tích cực từ giá dầu thế giới.

Hàng không đi xuống, HVN và VJC đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, HVN giảm mạnh hơn 7%, nhóm này đóng cửa nhiều phiên dưới các nhóm MA quan trọng nên rủi ro ở mức cao.

Ngành bất động sản với tâm điểm VIC, ROS, NLG điều chỉnh. Đặc biệt, áp lực bán trên NVL không lớn khi giá đã quay về tham chiếu. NVL rung lắc ngắn hạn nhưng các đường MA quan trọng vẫn đi lên nên xu hướng tăng duy trì.

HCM thu hút dòng tiền và đi ngược xu hướng chung của ngành chứng khoán khi giá tăng 1.4%. Hiện HCM được hỗ trợ tốt từ MA 20 nếu giữ được ngưỡng này thì xu hướng phục hồi có thể xuất hiện.

MBB của ngành ngân hàng cũng là điểm sáng trong phiên. Giá đảo chiều ấn tượng, cổ phiếu lấy lại sắc xanh, giá được hỗ trợ mạnh trong vùng 26,000-28,000 (MA 50). Nếu giữ được vùng này và đóng cửa trên MA 20 trở lại thì giai đoạn phục hồi có thể quay lại.

Biến động giá của MBB từ tháng 03/2017 đến nay

10h30: Dòng tiền bắt đầu nhập cuộc

Dòng tiền có dấu hiệu gia nhập trở lại giúp VN-Index thu hẹp mức giảm. Dầu khí, ngân hàng tiếp tục là tâm điểm trong phiên.

Độ rộng thị trường yếu khi có 80 mã tăng và 334 mã giảm hàm ý lực cung cổ phiếu duy trì trên diện rộng và áp lực bán vẫn còn.

Họ dầu khí là tâm điểm bán ra, nhưng lực bán giảm chỉ còn PVD giảm sàn và trống bên mua. Nhóm này rung lắc mạnh theo đà lao dốc 5 phiên của giá dầu thế giới.

Giá dầu thế giới chịu thông tin không tích cực khi EIA công bố số liệu dầu thô tại Mỹ đạt mức kỷ lục và dự trữ nội địa tiếp tục tăng. WTI giao tháng 3 giảm 0.6% xuống 61.45 USD/thùng, đây là mức đáy 5 tuần của giá dầu WTI. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4 đi xuống 1.1% còn 64.81 USD/thùng, mức thấp nhất từ ngày 22/12/2017.

Ngân hàng thu hẹp đà giảm so với đầu phiên. Tuy VCB, CTG, BID vẫn chìm trong sắc đỏ nhưng lực cung không lớn, BID và CTG chỉ còn giảm dưới 3.5% so với mức trên 5% đầu phiên. Tuy nhiên, nhóm này vẫn rung lắc mạnh trong ngắn hạn do các chỉ báo kỹ thuật phát đi tín hiệu không tích cực.

Thực phẩm - đồ uống có diễn biến tương tự. Ba cổ phiếu đầu ngành là MSN, SAB, VNM đi xuống. MSN giảm mạnh trên 5%, giá đóng cửa dưới đường MA 50 cho tín hiệu xác nhận hình thành giai đoạn điều chỉnh trong ngắn hạn.

HCM đi ngược xu hướng chung của ngành chứng khoán. Giá duy trì sắc xanh nhưng mức tăng không lớn.

Mở cửa: Lại rơi sốc!

Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. Qua đó, VN-Index rớt mạnh đầu phiên, trong đó nhóm ngân hàng và dầu khí chịu áp lực lớn.

Chứng khoán Mỹ quay đầu điều chỉnh hơn 4% trong phiên tối qua, do các nhà đầu tư lo ngại về lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và tâm lý bi quan bao trùm thị trường. Theo đó, Dow Jones giảm 4.15% về mức 23,860.46 điểm, S&P 500 mất 3.75% còn 2,581 điểm và Nasdaq Composite điều chỉnh 3.9% xuống 6,777.16 điểm.

Biến động của Dow Jones từ đầu năm 2017 đến nay

Độ rộng thị trường yếu khi có 47 mã tăng và 264 mã giảm. Điều này chứng tỏ lực cung cổ phiếu quyết liệt và tăng trên diện rộng, có 19/20 nhóm ngành đi xuống. Chỉ số VN-Index đến 9h30 đã giảm gần 50 điểm, tương ứng 4.79%.

Họ dầu khí điều chỉnh mạnh. PVD, GAS giảm sàn trống bên mua trong khi PVT, PVS cũng giảm hơn 6%. Áp lực bán trên nhóm này rất lớn khi giá dầu thế giới có sự điều chỉnh 5 phiên liên tiếp.

Ngân hàng cũng chìm trong sắc đỏ, các đại gia như VCB, CTG, BID đều giảm trên 5%, VCB bị bán quyết liệt. Các cổ phiếu trong ngành đã phá vỡ đường MA 20 thậm chí một số cổ phiếu đã phá vỡ MA 50 hàm ý không tích cực về sự rung lắc trong ngắn hạn sẽ còn tiếp tục.

Mạnh Hiếu

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 09/02: Test lực cầu (08/02/2018)

>   VN30 Futures 09/02: Cẩn trọng với rủi ro từ vị thế Short (08/02/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 08/02: Lại tạo đáy! (08/02/2018)

>   Vietstock Daily 08/02: Cần xác nhận xu hướng hồi phục (07/02/2018)

>   VN30 Futures 08/02: Basic của VN30F1802 tiếp tục mở rộng (07/02/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 07/02: Sắc xanh lan tỏa toàn thị trường (07/02/2018)

>   Vietstock Daily 07/02: Chưa phải thời điểm dồn lực bắt đáy? (06/02/2018)

>   VN30 Futures 07/02: Vẫn nên thận trọng về kịch bản hồi phục của VN30-Index? (06/02/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 06/02: Thu hẹp đà giảm vào phút cuối (06/02/2018)

>   VN30 Futures 06/02: Hạn chế giữ lệnh qua đêm (05/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật