Thứ Ba, 27/02/2018 20:30

IEA: Mỹ sẽ vượt Nga để trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu vào năm 2019

Mỹ sẽ vượt Nga để trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới muộn nhất là vào năm 2019, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong bối cảnh sự bùng nổ của dầu đá phiến ở Mỹ tiếp tục gây chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu.

Tại một sự kiện ở Tokyo, Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA, cho hay việc Mỹ vượt mặt Nga để trở thành nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới “chắc chắn diễn ra vào năm 2019”, nếu không phải là năm nay.

“Tốc độ tăng trưởng của dầu đá phiến ở Mỹ là rất mạnh… Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất dầu số 1 rất sớm thôi”, ông nói với phóng viên Reuters.

Cuối năm 2017, sản lượng dầu thô của Mỹ vượt ngưỡng 10 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ thập niên 70, vượt qua cả Ả-rập Xê-út.

Vào đầu tháng này, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu của Mỹ sẽ vượt mốc 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018. Điều này sẽ giúp nước này vượt mặt cả Nga – hiện đang là quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất trên thế giới.

Ông Birol dự báo sản lượng Mỹ sẽ không chạm đỉnh trước năm 2020, và cũng không cho là sẽ có sự sụt giảm về sản lượng trong vòng 4-5 năm tới.

Đà tăng của sản lượng dầu tại Mỹ đang làm chao đảo cả thị trường dầu toàn cầu, trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nhà sản xuất lớn khác – dẫn đầu là Nga – đang cố gắng giảm bớt sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Các đợt cắt giảm sản lượng của OPEC và một số nhà sản xuất bên ngoài dù đã thành công trong việc xoa dịu tình trạng dư cung toàn cầu, nhưng lại tạo ra động lực để các nhà sản xuất bên ngoài đẩy mạnh sản lượng dầu.

Ngày càng nhiều dầu của Mỹ được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng ở châu Á, qua đó lấy mất thị phần của OPEC và Nga.

Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ giảm 1.6 triệu thùng/ngày xuống còn 4.98 triệu thùng/ngày trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ khi EIA bắt đầu theo dõi dữ liệu này trong năm 2001. Điều này cũng phản ánh phần nào việc OPEC đang dần đánh mất sức ảnh hưởng của mình.

Ông Birol nói thêm sản lượng dầu không chỉ tăng mạnh ở Mỹ đâu mà còn ở cả Canada và Brazil.

Về phần nhu cầu dầu, IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu sẽ ở mức 1.4 triệu thùng/ngày trong năm 2018.

Tính đến lúc 17h23 ngày thứ Ba (giờ Việt Nam), hợp đồng dầu WTI tương lai giảm 0.23% xuống 63.76 USD/thùng, và hợp đồng dầu Brent tương lai lùi 0.16% xuống 67.39 USD/thùng.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu nới rộng đà tăng sau tuần leo dốc mạnh  (27/02/2018)

>   Dầu vọt hơn 3% trong tuần leo dốc thứ 2 liên tiếp (24/02/2018)

>   Giá xăng ra sao nếu tăng thuế môi trường (23/02/2018)

>   Tự quyết giá xăng dầu, doanh nghiệp thao túng giá? (23/02/2018)

>   Tại sao phải hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng khoáng?  (23/02/2018)

>   Dầu nhảy vọt gần 2% khi dự trữ tại Mỹ bất ngờ sụt giảm (23/02/2018)

>   Đề xuất tăng thuế xăng kịch khung, lên 4.000 đồng mỗi lít (22/02/2018)

>   Giảm giá xăng RON 95 400 đồng/lít là không minh bạch (22/02/2018)

>   Dầu WTI giảm nhẹ chờ thông tin từ EIA (22/02/2018)

>   Giá xăng đồng loạt giảm từ 15h chiều 21/02 (21/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật