Thứ Tư, 07/02/2018 13:38

Hơn 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam

Đây là thông tin vừa được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản công bố trong khảo sát về tình hình hoạt động năm 2017 của các doanh nghiệp Nhật Bản.

 

So với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

Công ty Tamagawa Electronics Việt Nam chuyên sản xuất các linh kiện dùng trong thiết bị không dây như điện thoại di động. Năm 2015, doanh nghiệp thành lập chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài và điểm đến được lựa chọn là Việt Nam. Đến cuối năm 2017, 70% hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này được thực hiện tại Việt Nam.

Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất là vì Việt Nam có tình hình chính trị - xã hội ổn định, khả năng tăng trưởng của thị trường cao,… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp Nhật khi hoạt động tại Việt Nam, như rào cản ngôn ngữ, tỷ lệ đội địa hóa thấp, chỉ bằng một nửa Trung Quốc và thấp hơn các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia.

Năm 2017, tổng số vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt trên 8,6 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số các nhà đầu tư nước ngoài. Về cơ cấu ngành, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển từ lĩnh vực sản xuất, chế tạo sang lĩnh vực phi sản xuất.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của cả nước, Việt Nam - Nhóm nước G7, Việt Nam - Nhật Bản từ năm 2006 đến 04/2016

Công ty Tamagawa Electronics Việt Nam chuyên sản xuất các linh kiện dùng trong thiết bị không dây như điện thoại di động. Năm 2015, doanh nghiệp thành lập chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài và điểm đến được lựa chọn là Việt Nam. Đến cuối năm 2017, 70% hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này được thực hiện tại Việt Nam.

Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất là vì Việt Nam có tình hình chính trị - xã hội ổn định, khả năng tăng trưởng của thị trường cao… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp Nhật khi hoạt động tại Việt Nam, như rào cản ngôn ngữ, tỷ lệ đội địa hóa thấp, chỉ bằng một nửa Trung Quốc và thấp hơn các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia.

Năm 2017, tổng số vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt trên 8,6 tỷ USD, đứng thứ nhất trong số các nhà đầu tư nước ngoài. Về cơ cấu ngành, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng chuyển từ lĩnh vực sản xuất, chế tạo sang lĩnh vực phi sản xuất.

Ông Soichiro Yasuhara - CEO, Công ty Taiki Sangyo, Nhật Bản cho biết: "Hiện nay, nhân lực trong ngành nông nghiệp tại Nhật Bản rất già, độ tuổi trung bình là 65 tuổi. Trong khi đó, nguồn nhân lực này ở Việt Nam lại rất trẻ, chỉ khoảng 30 tuổi. Vì vậy, chúng tôi tham gia các buổi kết nối để khai thác thị trường nông nghiệp đầy tiềm năng của Việt Nam".

MINH ĐỨC

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tham gia phát triển nguồn nhân lực ngành điện (08/02/2018)

>   Cả nước có hơn 505 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động (07/02/2018)

>   Hàng loạt cựu lãnh đạo bị cách chức trong hai năm (07/02/2018)

>   Ưu tiên gỡ khó cho tuyến metro số 1 (07/02/2018)

>   Điện và dầu khí vẫn khó hấp dẫn nhà đầu tư (07/02/2018)

>   Hàng loạt tàu du lịch biển quốc tế "đổ" khách đến Việt Nam (08/02/2018)

>   Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Việt rất èo uột (07/02/2018)

>   Môi trường kinh doanh bắt đà cải cách (07/02/2018)

>   Kinh doanh thực phẩm bớt bị “hành” về công bố sản phẩm (07/02/2018)

>   6,38 tỉ USD vốn ngoại vô TP.HCM chủ yếu mua cổ phần doanh nghiệp (06/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật