Thứ Ba, 06/02/2018 17:34

Dân chơi chứng khoán có sợ mưa rơi?

Sau phiên giao dịch ngày thứ hai đen tối 05/02, thị trường cổ phiếu vẫn không mấy khá khẩm hơn khi tiếp tục đường trượt nhuộm "máu đỏ" tại phiên 06/02. Trên các diễn đàn, hội, hay nhóm chứng khoán của mạng xã hội đã xôm tụ rất nhiều tay chơi với đủ cung bậc cảm xúc trong những ngày này.

“Xong, nát hết”

“Tốt xấu lẫn lộn nằm sàn hết rồi”

“Các bác xem có ai nhảy lầu chưa?”

“Ai có kiên định với mã cổ phiếu VGC cho em xin cái tay để vững tâm hơn ạ. Em run lắm rồi. ”

Hay có thành viên “cạn lời” và chỉ treo duy nhất câu cảm thán: “HVN ơiiiiiii…..”.

Súc tích và gói gọn trong hai chữ “kinh hoàng”, đây cũng là cụm từ có thể thấy khá nhiều ở những trang giao lưu cộng đồng nhà đầu tư hiện tại và đủ đầy để mô tả cảm xúc của nhà đầu tư trước diễn biến giảm sốc của thị trường.

Có thể thấy, trong hai ngày qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải vật lộn chống chọi với sắc đỏ trải rộng khắp trên bảng điện. Nếu như trong phiên ngày 05/02, VN-Index giảm mạnh 5.1%, tương đương hơn 56 điểm; thì sang ngày 06/02, chỉ số có lúc phải "sấp mặt" khi rơi tự do hơn 63 điểm, sau đó với nhiều nỗ lực níu kéo và cuối cùng chỉ số đóng cửa tại 1,011.6 điểm, tương đương giảm 31.11 điểm (hay 3.54%). Tính chung cho cả hai phiên, thị trường cổ phiếu niêm yết Việt Nam (HOSE và HNX) đi đứt gần 12 tỷ USD.

“Kinh hoàng”, “HVN ơiiiiiii…..” hay “xong, nát hết” là những chia sẻ của nhiều nhà đầu tư trên các diễn đàn chứng khoán trước diễn biến sốc của thị trường trong hai ngày 05 và 06/02/2018

Có phần tinh nghịch và bông đùa hơn, một nhà đầu tư có tên facebook G.C.L nói vui: Đề nghị lần sau khi có biến động giảm liên quan đến chỉ số tiền tệ, tài chính thế giới thì UBCK nên cho bảo trì hệ thống 2-3 ngày, và nếu thị trường thế giới vẫn diễn biến xấu thì lại tiếp tục bảo trì thêm vài ngày.

Không chỉ riêng G.C.L, nhiều nhà đầu tư khác cũng “ước ao” trong luyến tiếc rằng phải chi mấy hôm nay sàn HOSE lại bị sự cố kỹ thuật như đợt gần đây.

Câu chuyện “ước ao” của những tay chơi chứng khoán tại Việt Nam, tuy nhiều tâm trạng nhưng giọng đầy “hài hước”. Một điều ước khác đến từ facebook G.Đ có nội dung “với tình hình này tôi chỉ ước ao cổ phiếu mình mua đang ở diện kiểm soát đặc biệt: Chỉ được giao dịch vào ngày thứ 6 hàng tuần.”

Ngược với chiều tang thương cũng có không ít nhà đầu tư khá phấn khởi, cụ thể như H.A.T hô hào mọi người nên bán hết đi để vị này ra tay mua, thậm chí còn giục “bán nhanh đi tao mua xong tao còn nghỉ tết”. Với tâm lý này, đâu đó trên các trang cộng đồng này xuất hiện cụm từ bắt đáy nhưng tần số có vẻ còn khá mỏng.

Từ: “Bà con bắt đáy chắc có thành quả rồi”

“Ai bắt đáy HAI không?”

Hay “lạnh lùng bắt đáy KBC, ai cản tôi không?”.

Và tất yếu lạc quan cũng là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại, anh P.V.Đ dường như có tâm lý khá mạnh mẽ khi cho rằng chuyện nên làm lúc này là tắt máy tính và xóa app, chuẩn bị đón tết, đưa người yêu, vợ con đi chơi. Đừng nhìn vào màn hình và các con số nữa cho mệt não. Và kết bằng câu “qua tết tính tiếp nào!”.

Và mới nhất cập nhật cùng với diễn biến hồi phục gần cuối phiên chiều ngày 06/02, nhiều ý kiến cho rằng thị trường đã có một số tín hiệu giải cứu thành công đầu tiên, hay đã có chút ánh sáng cuối đường hầm. Song nỗ lực rút ngắn đà giảm vẫn chưa có nhiều diễn biến tích cực khi sự khôn lường của thị trường còn thản nhiên nhởn nhơ trên bảng điện và lần nữa kéo chỉ số lại xa mức tham chiếu khi càng về gần cuối phiên.

Ở một phương trời khác, nhiếp ảnh gia Noriko Hayashi đã ghi lại được khoảnh khắc chất chứa nhiều ý nghĩa và suy nghĩ. Đó là hình ảnh về phản ứng của một người đàn ông sau khi nhìn lên bảng điện chứng khoán bên ngoài một công ty chứng khoán tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày 06/02/2018. Bảng điện tử khi đó dường như phủ kín những dấu trừ của giá giảm.

Phản ứng của một người đàn ông trước bảng điện bên ngoài một công ty chứng khoán tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản ngày 06/02/2018 (Nguồn: Noriko Hayashi/Bloomberg)

Được biết, thị trường chứng khoán Nhật Bản kết phiên hôm nay (06/02) với chỉ số Nikkei 225 giảm 1,071.84 điểm (tương ứng 4.73%) xuống 21,610.24 điểm khi tất cả lĩnh vực đều suy yếu. Dẫu vậy, chỉ số này đã xóa bớt đà giảm trong phiên sau khi mất gần 1,600 điểm trước đó.

Trí Nhiên

FILI

Các tin tức khác

>   Quyết định khó khăn (05/02/2018)

>   Nhật ký đầu tư tiền ảo (Kỳ 2): Khi lòng tham bùng phát (03/02/2018)

>   Nhật ký đầu tư tiền ảo (Kỳ 1) (31/01/2018)

>   Nhật ký đầu tư tiền ảo (Kỳ 1) (31/01/2018)

>   Hội thảo về Blockchain và tiền ảo 28/01: Hiểu công nghệ, nắm bắt xu thế để thành công (25/01/2018)

>   Bitcoin đang ở đâu trong 5 giai đoạn của hiện tượng bong bóng? (24/01/2018)

>   Mê tiền ảo hàng đầu thế giới, người Việt thiệt hại nặng (20/01/2018)

>   Trắng tay vì đầu tư tiền ảo (19/01/2018)

>   Chuỗi bài Nhà đầu tư huyền thoại: Edward Thorp (24/01/2018)

>   Bí ẩn về một tài khoản Twitter được nhà đầu tư gọi là “vị Chúa tể Locust” (15/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật