Cuộc đua thương mại điện tử ngày càng khốc liệt giữa các ông lớn
Theo Bloomberg, Tập đoàn Alibaba Holding Ltd đã đồng ý mua lại 33% cổ phần của Ant Financial, theo các chuyên gia, đây là nước đi dọn đường cho đợt IPO sắp tới của Alibaba.
Thương mại điện tử đang là thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các ông lớn Alibaba, Tencent và JD.com.
|
Sức nóng từ thị trường Trung Quốc
Steven Zhu, một nhà phân tích của Pacific Epoch cho biết: "Việc mua lại cổ phần của Ant Financial có thể là một sự chuẩn bị cho đợt IPO của doanh nghiệp này. Alibaba đã có thể cải thiện tăng trưởng doanh thu nhờ tăng hiệu suất quảng cáo trên nền tảng ứng dụng di động và các trang bán hàng cá nhân cũng sẽ hưởng lợi từ việc này”.
Ant Financial, được biết chính thức là Zhejiang Ant Small & Micro Dịch vụ Tài chính Group Co, hoạt động như Alipay cũng như các quỹ đầu tư và xếp hạng điểm tín dụng. Nó có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc, cùng quê hương với Alibaba.
Trong năm 2017, Ant Financial gần như tăng gấp đôi thu nhập trong năm tài chính khi nó mở rộng dấu chân của mình trong quản lý tài sản và hướng ra thị trường nước ngoài.
Alibaba cho biết, dự kiến doanh thu trong 12 tháng của doanh nghiệp ( được kết thúc vào tháng 3/2018) sẽ tăng trưởng ở mức 55-56%, so với mức tăng từ 49-53% so với cùng kỳ trước đó. Doanh thu quý 3 của Alibaba đã tăng 56% lên 83,03 tỷ nhân dân tệ (13,2 tỷ USD), tăng trưởng ước tính 79,7 tỷ NDT.
Karen Chan, một nhà phân tích của Jefferies Group LLC, đã viết trong một báo cáo nghiên cứu về sự tái phát triển thương mại điện tử tổng thể cho thấy những lợi ích ban đầu của chiến lược bán lẻ mới của Alibaba. Alibaba sẽ "mở rộng phạm vi kinh doanh tới 60% dân số vẫn đang mua sắm theo cách truyền thống."
Trong khi đó, một đối thủ khác của Alibaba là Tencent Holdings Ltd cũng đang cạnh tranh ráo riết hơn khi đầu tư 10 tỷ NDT tương đương 1,59 tỷ USD vào Tập đoàn thời trang Heilan Home Co Ltd, một tập đoàn chuyên quần áo nam của Trung Quốc.
Những động thái gần đây của cả Tencent và Alibaba càng khẳng định vị thế của hai doanh nghiệp này khi đầu tư vốn vô cùng đa dạng từ ứng dụng chia sẻ xe đạp, giao đồ ăn và trò chơi trực tuyến.
Hiện nay Tencent đã đầu tư nhiều vào JD.com (nhà bán lẻ lớn của Trung Quốc) nhằm cạnh tranh với Alibaba tuy nhiên trang bán lẻ trực tuyến này lại có sức cạnh tranh kém hơn về mặt hàng thời trang so với trên Alibaba.
Tháng trước, Tencent và JD.com đã cùng nhau đầu tư 863 nghìn USD vào Vipshop nhằm thu hút người mua sắm nữ trẻ tuổi của Trung Quốc và tiếp cận với dữ liệu người tiêu dùng và giao dịch để giúp họ cạnh tranh với nền tảng thanh toán trực tuyến của Alibaba trên Alipay.
Việt Nam cũng không nằm ngoài
Còn tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Alibaba cũng đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ trực tuyến với thương vụ mua lại Lazada. Giữa năm 2017, Tập đoàn Alibaba cho biết sẽ họ sẽ đầu từ khoảng 1 tỷ USD để tăng cổ phần trong Tập đoàn Lazada lên 83%. Mục đính chính là giúp tập đoàn này mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn khu vực Đông Nam Á. Còn nhớ, trước đó vào tháng 4/2016, Alibaba đã mua 51% cổ phần của Lazada với giá 1 tỷ USD, đẩy tổng mức đầu tư của họ vào thị trường Đông Nam Á lên hơn 2 tỷ USD.
Lazada hiện đang có hoạt động tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.
Tại Việt Nam, sự cạnh tranh giữa Lazada Việt Nam (có trợ lực Alibaba), Tiki.vn (có trợ lực là JD.com) và Shopee (đằng sau là Tencent) cũng không kém phần khốc liệt. Tiki.vn mới đấy đã mở rộng kinh doanh khi vừa nhập hàng kinh doanh, vừa cho phép các cửa hàng nhỏ, lẻ kinh doanh trên đây, nhưng với điều kiện là hàng hóa phải được Tiki.vn nhập và kiểm tra.
Trong khi đó Lazada Việt Nam lại giảm 50% phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng thành công và hỗ trợ giao hàng trong 2 dịp mua sắm lớn cuối năm.
Theo thống kê của iPrice, đến cuối tháng 11/2017, top sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam là Lazada Việt Nam đứng thứ nhất, Tiki đứng thứ 4 và Shopee đứng thứ 8.
Theo báo cáo mới nhất của Google và Temasek Việt Nam hiện là một trong những thị trường có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á, đạt 33%. Điều này cho thấy, trong tương lai, cuộc đua tranh giành thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ còn nhiều gay cấn.
Nguyễn Long
Diễn đàn doanh nghiệp
|