Thứ Tư, 31/01/2018 13:33

Mỹ giảm thuế, Tổ tư vấn Kinh tế lo vốn FDI rút khỏi Việt Nam

Việc Mỹ cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% khiến Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng lo ngại dòng vốn FDI sẽ rút khỏi Việt Nam.

Một số chuyên gia cho rằng cần theo dõi để có phản ứng phù hợp, tránh khả năng giảm hấp dẫn, khó giữ chân nguồn vốn FDI tại VN. Trong ảnh: sản xuất hàng điện tử ở một doanh nghiệp phía Bắc - Ảnh: T.Hương

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa có báo cáo nhanh một số diễn biến kinh tế thế giới gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nội dung lo ngại kinh tế VN sẽ bị ảnh hưởng khi Mỹ vừa cắt giảm sâu thuế TNDN.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nhấn mạnh bên cạnh việc Mỹ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%, các khoản đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ mà chuyển về nước cũng chỉ bị đánh thuế 10,5%.

Điều này dẫn đến lo ngại các doanh nghiệp của Mỹ lâu nay hoạt động ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, sẽ chuyển tiền về nước thay vì lâu nay họ giữ lại để tái đầu tư.

Theo ông Ngoạn, nếu một số doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư ở Việt Nam tăng chuyển lợi nhuận về Mỹ sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.

Điều đáng lo ngại hơn, theo ông Ngoạn, trong báo cáo gửi Thủ tướng, tổ tư vấn chỉ ra khả năng một số nước phát triển có thể giảm thuế để cạnh tranh với Mỹ. Làn sóng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ nên cần phải theo dõi.

"Trung Quốc đã hành động kịp thời sau khi Mỹ có động thái như nêu trên. Đó là khuyến khích doanh nghiệp của Mỹ có vốn tái đầu tư sẽ được miễn thuế. Tất nhiên là chỉ được ưu đãi đối với một số lĩnh vực như hạ tầng, công nghệ cao, nông nghiệp. Trái lại, nếu các nhà đầu tư chuyển vốn ra ngoài Trung Quốc, họ tuyên bố sẽ có những biện pháp kiểm soát ngoại tệ nhằm hạn chế việc thoái vốn" - ông Ngoạn nói.

Cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khuyến cáo rằng với thị trường Trung Quốc, các nhà đầu tư từ Mỹ có thể rất lớn; còn với Việt Nam, số vốn đầu tư từ Mỹ chưa nhiều nhưng cũng phải theo dõi để có ứng phó kịp thời...

Ông Trần Đình Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, cho rằng mức thuế 21% của nước Mỹ vẫn cao hơn ở Việt Nam (mức phổ thông của Việt Nam là 20%, còn các mức thuế ưu đãi khác là 10%...).

Tuy nhiên, ông Chiểu cho rằng không thể chủ quan, nhất là làn sóng giảm thuế của các nước, đặc biệt từ Trung Quốc.

Theo ông Chiểu, Việt Nam cần rà soát lại các chính sách, không chỉ là các sắc thuế mà cả thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, tham nhũng vặt... khiến chi phí không chính thức có thể ở đâu đó còn cao hơn tiền nộp thuế.

Như theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, chi phí không chính thức chiếm tới 10% tổng chi phí kinh doanh.

Một chuyên gia ngành công thương cũng đề nghị cần lưu tâm khả năng hấp dẫn, giữ chân nhà đầu tư, khi một số ngành như điện tử, công nghiệp không chuyển sang những nước như Việt Nam mà... quay về Mỹ.

Điển hình như một số "đại gia" sản xuất điện thoại di động đã phải tuyên bố mở nhà máy ở Mỹ.

LÊ THANH

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Chính phủ “chốt” phương án cho BOT Cai Lậy (31/01/2018)

>   Tiền trảm hậu tấu, dự án muối mỏ nghìn tỷ “đắp chiếu” (31/01/2018)

>   Dồn dập giảm giá, tung hàng mới dịp Tết (31/01/2018)

>   Báo cáo Thủ tướng phương án giải quyết bất cập tại BOT Cai Lậy (30/01/2018)

>   Tạm đình chỉ công việc ông Lê Phước Hoài Bảo (30/01/2018)

>   Mỹ từ chối nhập cá tra xông khói Việt Nam (30/01/2018)

>   “Sẽ khởi kiện ra WTO nếu Mỹ vẫn quyết đánh thuế trừng phạt thép Việt” (30/01/2018)

>   TP HCM: Nguy cơ nước ngoài chiếm lĩnh thị trường bán lẻ (30/01/2018)

>   Tháng 1/2018 đã chào đón thêm gần 11,000 doanh nghiệp mới (29/01/2018)

>   Triển vọng của thị trường 130 tỉ đô la (29/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật