Thứ Năm, 22/02/2018 07:05

Con tôm vươn tầm thế giới

Đầu năm 2018, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thông báo con số kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm qua đạt mức kỷ lục trên 8,3 tỉ USD, tăng gần 19% so với trước.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu thủy sản vẫn là mặt hàng tôm với mức tăng trưởng trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỉ USD. Trên đà tăng, cùng dư địa phát triển, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2018 sẽ đạt trên 8,5 tỉ USD, trong đó con tôm vẫn giữ tỉ lệ áp đảo.

Tôm nước lợ hiện giữ 45% kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, đang có tín hiệu bứt phá mạnh trong nhiều năm qua và thời gian tới. Báo cáo thống kê của Bộ NNPTNT, sản xuất và xuất khẩu tôm liên tục phát triển đã tạo một vị thế đáng kể của Việt Nam trong ngành tôm toàn cầu. Việt Nam hiện đứng thứ 3 về sản xuất tôm trên thế giới (sau Trung Quốc và Indonesia).

Với sản lượng từ 600 - 650 nghìn tấn/năm; dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú với sản lượng 300 nghìn tấn/năm. Tôm Việt Nam là một trong số không nhiều các mặt hàng đã xuất khẩu tới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là nhà cung cấp tôm lớn nhất vào thị trường Nhật Bản, thứ 3 ở Mỹ và thứ 4 trong khối EU.

Tuy vậy, trong một hội nghị đánh giá hoạt động do Chính phủ chủ trì tại Cà Mau, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, đưa ra con số so sánh đáng giật mình.

Theo ông: “Ecuador có 175 nghìn hécta, nhưng sản lượng tôm tương đương nước ta là 700 nghìn hécta. Nếu như sản lượng tôm nuôi chúng ta bằng 2/3 sản lượng tôm nuôi của Ecuador thì nước ta có khả năng xuất khẩu 14 tỉ USD về tôm”.

Các chuyên gia đều cho rằng, đầu tư phát triển ngành tôm sẽ có hiệu quả hơn khi kết hợp với nhiều chương trình khác, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất con giống công nghệ cao. Tái cơ cấu ngành tôm cũng nên được triển khai đồng bộ với kịch bản biến đổi khí hậu; trong đó sử dụng những diện tích đang bị mặn hóa thành các vùng tôm - lúa và chuyên canh tôm, với hệ thống tiêu thoát nước phù hợp với diễn biến tình hình mới.

Nhận định chung cho rằng, sức mạnh và sự thành công của ngành tôm Việt Nam nằm chính ở sự đoàn kết của cộng đồng nuôi tôm. Nếu phát huy được tinh thần trách nhiệm vì thương hiệu chung, nâng cao chất lượng và nâng cao tinh thần trách nhiệm với sản phẩm xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn sẽ là một thương hiệu lớn của thế giới trong những năm tiếp theo.

Nguyễn Trung Hiếu

lao động

Các tin tức khác

>   EVN phải đảm bảo kinh doanh có lãi với chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn từ 3% trở lên giai đoạn 2016-2020 (21/02/2018)

>   Thủ tướng yêu cầu tổ chức hàng loạt hội nghị chuyên đề ngay sau Tết (21/02/2018)

>   Phiên bản cuối cùng của TPP có thay đổi gì? (21/02/2018)

>   Không ngại động chạm khi kiểm toán 36 'ông lớn' (21/02/2018)

>   Kỳ vọng về diện mạo mới của Thủ đô (21/02/2018)

>   Giải pháp nào cho Việt Nam trong "cuộc chiến" thép? (21/02/2018)

>   Nhìn lại chặng đường 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (20/02/2018)

>   Khai thác thủy sản: Khắc phục "thẻ vàng," gấp rút lấy lại "thẻ xanh" (20/02/2018)

>   Những quyết định đầu năm (20/02/2018)

>   ‘Việt Nam đang là thị trường có tiềm năng nhất châu Á’ (20/02/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật