Thứ Năm, 25/01/2018 09:18

Uber, Grab sắp hết thời "thu trái ngọt" tại Việt Nam?

Những tranh chấp trong thời gian qua giữa Uber, Grab và taxi truyền thống, việc bảo vệ quyền lợi của lái xe, người tiêu dùng cũng như sự lúng túng của cơ quan quản lý đã thể hiện nhiều bất cập của kế hoạch thí điểm.

Sự xuất hiện của mô hình kinh doanh Grap/Uber tại Việt Nam nhưng năm qua thổi một luồng gió mới đối với các loại hình kinh doanh của nền kinh tế chia sẻ và là hướng đi tất yếu trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Quá trình thí điểm đã đưa một phương thức kết nối mới cho hoạt động vận tải Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp trong nước có động lực thay đổi, đồng thời người tiêu dùng thêm quyền tự do lựa chọn với nhiều dịch vụ đa dạng.

Tuy nhiên, những tranh chấp trong thời gian qua giữa Uber, Grab và taxi truyền thống, việc bảo vệ quyền lợi của lái xe, người tiêu dùng cũng như sự lúng túng của cơ quan quản lý đã thể hiện nhiều bất cập của kế hoạch thí điểm.

Những cái "kết đắng" của tài xế

Khi mới xuất hiện ở Việt Nam, Grab, Uber đã tung nhiều ưu đãi vượt hẳn so với taxi truyền thống để thu hút các lái xe tham gia làm đối tác. Các hãng còn chưa yêu cầu thu phí 20% như hiện nay mà còn hỗ trợ 40.000 đồng/chuyến nên “cánh lái xe vớ bở”. Mỗi lái xe khi giới thiệu bạn bè tham gia còn được thưởng lên tới 3-4 triệu đồng.

Tuy nhiên, khoản thu nhập cho mỗi lái xe ngày càng bớt đi khi Uber và Grab cạnh tranh nhau để đưa ra mức giá rẻ và khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Chưa kể, các hãng taxi cũng đang thay đổi tìm ra những phương thức kinh doanh hiệu quả mới để cạnh tranh.

Chie riêng trong mảng taxi, các lái xe taxi đua nhau bỏ việc để chuyển sang Grab, Uber. Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội từng cho biết, qua khảo sát cho thấy khá nhiều doanh nghiệp taxi hiện đang thiếu lái xe vì lái xe bỏ sang chạy Grab, Uber bởi thu nhập cao hơn.

Chỉ tính riêng năm 2017, Vinasun giảm gần 8.000 nhân viên, Mai Linh giảm 6.000 nhân viên và hàng nghìn lái xe thuộc các doanh nghiệp taxi truyền thống khác cũng đã “dứt áo ra đi” vì mức thu nhập của taxi công nghệ cao hơn. Hiện Hà Nội có trên 15.000 taxi công nghệ được cấp phép thí điểm, trong đó có 11.400 xe Grab và 2.400 xe Uber.

Tuy nhiên, niềm vui chẳng tày gang, khi đã chiêu mộ được rất nhiều tài xế thì hai hãng taxi này bất ngờ đòi tăng chiết khấu. Điều này dẫn tới tình trạng ngày 10/1, tại TP. HCM, hàng trăm tài xế GrabBike đã tập trung ở trụ sở công ty Grab Việt Nam phản đối việc hãng này tăng chiết khấu từ 20% lên mức 23,6%, áp dụng từ 1/1/2018.

Trước đó, tháng 8/2017, nhiều tài xế xe này cũng tập trung đình công vì hãng tăng mức chiết khấu thêm 5%, từ 15% lên 20%.

Không chỉ có tài xế GrabBike, tài xế GrabCar cũng phản ứng với mức chiết khấu lên đến 28% mà Grab đang áp dụng với xe tham gia sau 1/10/2018 và 23,6% tham gia trước 1/10/2017. Đỉnh điểm là hàng trăm tài xế đồng tình tắt app, tập trung phản đối tại văn phòng Grab ở Hà Nội sáng 15/1, yêu cầu giảm chiết khấu.

Cùng ngày, tại văn phòng Uber ở Hà Nội, tài xế cũng tập trung yêu cầu hãng giảm chiết khấu. Hàng chục tài xế đối tác của Uber tập trung yêu cầu đàm phán về mức chiết khấu được cho là quá cao do ngoài phần chiết khấu 25%, tài xế còn phải đóng thêm 4,5% thuế thu nhập cá nhân.

Quan hệ giữa tài xế và Grab, Uber được chính các hãng này gọi là quan hệ đối tác. Tuy nhiên, mô hình này ở Việt Nam đã biến thành quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Với tình cảnh hiện tại, lợi thế gần như đang nằm trong tay người làm chủ công nghệ.

Theo ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, Grab, Uber sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế. Hạn chế gây ra mâu thuẫn với tài xế dẫn đến tình trạng tài xế phản ứng, tắt ứng dụng. Ông cho rằng đây là điều tất yếu.

Sắp hết thời tại Việt Nam?

Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là thuật ngữ mô tả một phương thức trao đổi, chia sẻ tài sản, dịch vụ giữa các cá nhân với nhau, thông qua một bên thứ ba là các công ty ứng dụng công nghệ. Mô hình này tận dụng tối đa nguồn lực dư thừa trong xã hội, dựa trên việc cho thuê, trao đổi tài sản giữa người sở hữu với người có nhu cầu sử dụng.

Tuy nhiên, với hoạt động hiện hành của các mô hình gọi xe ở Việt Nam thì theo một số ý kiến, hình thái này đã mất đi bản chất chia sẻ thuần túy.

Theo ông Nguyễn Đông Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, trong 2 năm thí điểm, 2 công ty công nghệ cũng bộc lộ nhiều sai phạm. Cụ thể, dịch vụ GrabShare mặc dù Bộ Giao thông vận tải không cho phép nhưng Grab vẫn triển khai. Kế hoạch thí điểm chỉ cho phép được thí điểm tại 5 thành phố nhưng Grab đang hoạt động ở rất nhiều địa phương.

Uber cũng không kém cạnh, công ty này hoạt động từ năm 2014 tại Hà Nội nhưng đến năm 2017 thì Bộ Giao thông vận tại mới cho phép hoạt động. Lái xe hoạt động trái phép, gây bất bình đẳng ở các sân bay. Công ty này còn đối phó trong quản lý dữ liệu Giám sát hành trình để đánh lừa cơ quản quản lý.

Đặc biệt, việc nộp thuế của Uber, Grab là một vấn đề nổi cộm. Số lượng phương tiện của hai công ty trên gấp 2,7 lần số lượng taxi của cả Hà Nội và TP. HCM, nhưng số nộp ngân sách chỉ bằng 1/5 lần số thuế phải nộp của taxi Vinasun.

Từ thực tế này, khi cơ quan chức năng đang tính toán thêm nhiều quy định ràng buộc hơn để đưa hoạt động của xe hợp đồng điện tử như Uber, Grab về gần với xe taxi, đảm bảo bình đẳng giữa 2 loại hình.

Cục Thuế Hà Nội cũng đã yêu cầu các chi cục Thuế kiểm tra việc xuất hoá đơn và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp là đối tác của Grab tại Việt Nam. Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị rà soát, đôn đốc việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế thay cho lái xe khi thanh toán thu nhập cho các cá nhân tham gia kinh doanh vận tải theo quy định.

Theo quy định các đối tác của Grab phải khai nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp với phần doanh thu được chia từ hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo tỷ lệ thuế VAT 3%, thuế thu nhập cá nhân 1,5%.

Đầu năm 2018, 13 tuyến phố Hà Nội bắt đầu cắm biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ bên cạnh biển cấm taxi theo giờ. Điều đó có nghĩa, Uber và Grab không còn tự do đi vào đường cấm như Taxi trước đó.

Đặc biệt, tờ Business Insider ngày 18/1 vừa qua đưa tin SoftBank chi ra một số tiền "khủng" 9,3 tỷ USD để nắm giữ 15% cổ phần của Uber. Điều này đã đưa Softbank trở thành cổ đông lớn nhất và có quyền định mọi chiến lược phát triển của công ty taxi có trụ sở tại California (Mỹ).

Rajeev Misra – Tổng giám đốc của Softbank tin rằng Uber chỉ có thể thành công nếu như từ bỏ một số thị trường quốc tế và tập trung vào những thị trường chính. Theo đó, ông Misra muốn Uber mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ Latin, Australia và Mỹ. Nếu chiến lược này được thông qua chính thức, Uber sẽ sớm rút khỏi một số thị trường tại châu Á và châu Phi, trong đó có cả Việt Nam.

Nha Trang

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   TP HCM lo vỡ kế hoạch dời 20.000 căn nhà ven kênh, rạch (25/01/2018)

>   Quy định chi tiết về các biện pháp phòng vệ thương mại (24/01/2018)

>   Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp Việt bị lừa đảo tại Hoa Kỳ (24/01/2018)

>   Tái cơ cấu thành công, Vinalines thoát cảnh 'tàu chìm' (24/01/2018)

>   Kiểm soát đặc biệt môi trường 28 dự án lớn (24/01/2018)

>   Chưa đủ cơ sở tạm dừng thu phí vào sân bay (24/01/2018)

>   Ông Trịnh Xuân Thanh lại hầu tòa vì tham ô 14 tỉ (24/01/2018)

>   Việt Nam và 10 quốc gia thành viên hoàn tất các chi tiết cuối cùng của CPTPP (24/01/2018)

>   Lương trung bình lao động Việt thấp hơn 10 lần so với khu vực (24/01/2018)

>   Doanh nghiệp 'bão sale' khi U-23 VN vô chung kết (24/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật