Thứ Năm, 25/01/2018 13:27

Trước Việt Nam, những sàn chứng khoán nào từng sập trên thế giới?

Vào phiên chiều 22/01, khi thị trường chứng khoán Việt Nam chuẩn bị bước vào phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) thì hệ thống giao dịch của HOSE gặp sự cố phải hủy phiên ATC và ngừng giao dịch 2 phiên liền sau đó.

Đây là lần đầu tiên sự kiện này diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam, trước đó đã có nhiều vụ trục trặc từng xảy ra trên các sàn giao dịch trên thế giới.

Dưới đây là một số sự cố chính xảy ra trên các sàn chứng khoán nước ngoài.

Ngày 09/07/2015 – NYSE “chết lặng” gần 4 tiếng

Vào ngày 09/07/2015, Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) đã phải tạm ngừng giao dịch trong 4 tiếng đồng hồ bắt đầu từ 11h30 sáng.

Lúc đó, nhà đầu tư đang cảm thấy hoảng sợ trước sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc và cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Và tình trạng tạm ngừng giao dịch tại NYSE đã “bồi” thêm cho sự hỗn loạn trên thị trường.

Sở dĩ NYSE phải tạm ngừng giao dịch vì các vấn đề kết nối giữa cổng thông tin khách hàng và đơn vị giao dịch sau khi cập nhật phần mềm.

Sau gần 4 tiếng đồng hồ “chết lặng”, sàn NYSE bắt đầu hoạt động trở lại từ lúc 15h10 cùng ngày.

“Đó không phải là ngày tốt lành gì, và tôi cảm thấy không tốt cho các khách hàng của chúng tôi – những người phải đối phó với hậu quả”, Chủ tịch NYSE, Thomas Farley, cho biết tại thời điểm đó.

Ngày 22/08/2013 – Nasdaq đóng băng giao dịch sau nghỉ trưa

Vào ngày 22/08/2013, các cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq đã bị “sập” trong 3 tiếng 11 phút đồng hồ khi SIP (chip xử lý thông tin chứng khoán) bị hư sau giờ nghỉ trưa.

Sau những bàn luận rất nhiều về trách nhiệm đối với sự cố, sàn Nasdaq đã chấp nhận chịu một số trách nhiệm về những gì đã xảy ra.

Nguyên nhân sự cố được cho là một lỗi tiềm ẩn trong phần mềm.

Trong lúc sàn Nasdaq bị “sập”, không một cổ phiếu nào niêm yết trên sàn có thể được giao dịch.

Ngày 07/08/2012 – 90 phút sập sàn giao dịch phái sinh tại Tokyo

Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) đã bị buộc phải ngừng giao dịch các sản phẩm phái sinh trong hơn 90 phút đồng hồ sau khi một router trong nền tảng giao dịch Tdex+ bị hư.

Việc tạm ngưng giao dịch đã ảnh hưởng đến tất cả hợp đồng tương lai về chỉ số Topix, hợp đồng tương lai và quyền chọn về trái phiếu Chính phủ.

Sau đó, nhà điều hành Nhật Bản yêu cầu sàn này phải cải thiện hệ thống của mình.

Ngày 18/05/2012 – Sàn Nasdaq nộp phạt 10 triệu USD và trả 62 triệu USD cho các công ty

Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Facebook trên sàn Nasdaq hồi tháng 5/2012 đã huy động được 16 tỷ USD. Đây là đợt IPO lớn thứ hai trong lịch sử và lớn thứ nhất trên sàn Nasdaq.

Quy mô huy động quá lớn dẫn tới sự cố kỹ thuật. Một lỗi trong phần mềm khiến hơn 30,000 giao dịch bị kẹt trong hệ thống trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Trong vài tiếng đồng hồ đó, nhiều trader rất lo sợ vì chưa rõ giao dịch nào thực sự đã được ghi nhận.

Và vì lỗi này, 1 năm sau đó, Nasdaq đồng ý nộp phạt 10 triệu USD cho Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC), bên cạnh việc trả 62 triệu USD cho các công ty giao dịch bị thua lỗ trong đợt IPO của Facebook.

“Chúng tôi thừa nhận rằng nền tảng của thị trường nằm ở niềm tin của nhà đầu tư”, Robert Greifeld, CEO của Nasdaq OMX cho hay tại thời điểm đó.

Ngày 23/03/2012 – Hậu quả khi niêm yết cổ phiếu trên chính sàn của nó

Việc niêm yết cổ phiếu BATS Global Markets trên chính sàn của nó – vốn diễn ra trong năm 2012 – đã thất bại vì các vấn đề công nghệ. Một lỗi phần mềm liên quan đến hoạt động đấu giá IPO đã dẫn tới việc xử lý các giao dịch sai lệch và thậm chí còn khiến giá cổ phiếu Apple lao dốc.

Mặc dù đã tiến hành xử lý, nhưng sau đó giao dịch sai lệch đã bị hủy bỏ.

Ngày 25/02/2011 – London “Stop” Exchange

Chỉ 2 tuần sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn (LSE) tiết lộ kế hoạch sáp nhập với TMX Group – công ty điều hành sàn giao dịch Canada - thì thị trường chứng khoán Mỹ đã gặp rắc rối về kỹ thuật  buộc phải tạm ngưng giao dịch trong buổi sáng ngày hôm đó.

Đây là sự cố thứ ba trong vòng 4 tháng. Và nhiều người đã gọi sàn LSE một cách đầy châm biếm là “London Stop Exchange” (thay vì tên đúng là “London Stock Exchange”).

Ngày 01/06/2010 – Hàng ngàn lệnh bán “tấn công” sàn Osaka

Một trong những thuật toán do đội ngũ của Deutsche Bank sử dụng trong các hợp đồng tương lai về chỉ số và các cổ phiếu riêng lẻ Nhật Bản bỗng dưng “tấn công” vào sàn giao dịch Osaka với hàng ngàn lệnh bán hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei 225.

Vấn đề này xuất hiện là do một sự thay đổi trong hệ thống, đã ảnh hưởng đến cách thuật toán tương tác với các file dữ liệu – vốn được sử dụng để lấy giá từ các sàn giao dịch.

Ngày 06/05/2010 – Sụp đổ chớp nhoáng, Dow Jones rớt gần 1,000 điểm

Trong đợt sụt giảm chớp nhoáng ngày 06/05/2010, Dow Jones tụt dốc gần 1,000 điểm chỉ trong vòng vài phút đồng hồ. Một báo cáo từ SEC và CFTC cho thấy một công ty giao dịch cố gắng bán một lượng hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 trị giá 4.5 tỷ USD.

Thuật toán không xác định cụ thể giá bán hoặc khung thời gian dẫn tới quá nhiều giao dịch được đẩy lên thị trường. Trong bối cảnh không có đủ thanh khoản để hấp thụ hết lệnh này, điều này dẫn tới hàng loạt vấn đề phát sinh: Nhiều giao dịch tràn ngập trên thị trường, thanh khoản cạn kiệt và khối lượng giao dịch quá cao đến nỗi không thể xử lý hết được.

Bên cạnh lệnh bán trị giá 4.5 tỷ USD lúc đầu, còn có những chuyên viên giao dịch (trader) cố gắng thao túng giá điện tử. Một trong những trader đó là Navinder Singh Sarao.

Ngày 09/08/2008 – Chứng khoán tại Anh quốc sập sàn 7 tiếng

Sàn chứng khoán hàng đầu của Vương quốc Anh đã phải tạm ngưng giao dịch trong hơn 7 tiếng đồng hồ trong phiên có lẽ được coi là một trong những phiên giao dịch bận rộn nhất của năm 2008 khi đó.

Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn (LSE) cho rằng vấn đề xuất phát từ các kết nối điện tử mà các chuyên viên giao dịch sử dụng để đặt lệnh mua và bán.

Ngày 14/11/2007 – Credit Suisse bị phạt 150,000 USD

Credit Suisse trở thành một trong những tổ chức đầu tiên bị NYSE Euronext phạt vì không kiểm soát được một trong những thuật toán của mình. Hàng trăm “lệnh sai” xuất hiện khiến hệ thống của sàn giao dịch bị quá tải, tốc độ xử lý bị chậm lại và ảnh hưởng đến 900 cổ phiếu. Chính điều này đã dẫn tới nhiều cổ phiếu phải khép phiên muộn.

Sàn NYSE cho biết đã phạt Credit Suisse 150,000 USD.

Vũ Hạo (Theo CNBC và Financial Times)

FiLi

Các tin tức khác

>   VN-Index sẽ dễ dàng vượt qua mức đỉnh lịch sử 1,171 điểm năm 2007 (25/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 25/01: Hệ thống vẫn an toàn sau phiên thanh khoản kỷ lục (25/01/2018)

>   VPBank báo lãi khủng, giá cổ phiếu tiếp tục thăng hoa (25/01/2018)

>   “Sập sàn” HOSE là do lỗi phần mềm khớp lệnh (25/01/2018)

>   25/01: Đọc gì trước giờ giao dịch? (25/01/2018)

>   Sàn HOSE chính thức giao dịch trở lại ngày 25/01 (24/01/2018)

>   Vietstock Daily 25/01: Chờ tín hiệu từ HOSE (24/01/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/01 (25/01/2018)

>   Sự cố sập sàn chứng khoán TP.HCM vẫn đang được khắc phục (24/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 24/01: HNX-Index nhuộm sắc đỏ (24/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật