Thứ Năm, 25/01/2018 15:32

Nhịp đập Thị trường 25/01: Hệ thống vẫn an toàn sau phiên thanh khoản kỷ lục

Sau khi giao dịch chừng 10 phút phiên chiều, VN-Index đột nhiên giảm mạnh, nỗi ám ảnh về phân phối đỉnh chợt đến, khi thanh khoản trên các sàn đều ở mức rất cao. Tuy nhiên sau hơn 30 phút, thị trường cân bằng trở lại và đi ngang cho đến lúc đóng cửa. Điểm số VN-INdex lúc này là 1,104.5 điểm (+1.6%), ngày càng gần với đỉnh lịch sử 1,171 điểm năm 2007. Giá trị giao dịch sàn HOSE hơn 14.3 ngàn tỷ đồng.

Với thanh khoản ở mức rất cao, nhưng điều đáng nói ở đây là hệ thống giao dịch của HOSE vẫn hoạt động an toàn, không gặp sự cố. Theo lãnh đạo HOSE, lỗi hệ thống dẫn đến ngưng giao dịch 2 hôm trước là lỗi phần mềm, thuộc dạng sự cố nghiêm trọng, bất khả kháng. Tuy nhiên, việc sửa lỗi chỉ trong 2 ngày, rồi đến ngày thứ 3 vẫn chạy an toàn dưới áp lực cao là điều rất tích cực.

Chịu tác động mạnh từ HOSE, các chỉ số chính sàn HNX và UPCoM cũng giảm trong phiên chiều, có lúc chuyển sang sắc đỏ, nhưng cũng hồi về cuối phiên và giữ được màu xanh.

Cổ phiếu CTD dường như bị khối ngoại “đè” ở mức 198,000 đồng/cp. Cứ khi có lệnh mua từ 198,000 đồng/cp trở lên đẩy vào hệ thống thì ngay sau đó có lệnh bán khớp đối ứng ngay. Đến cuối đợt ATC, khối ngoại mới “dừng tay”, giá cổ phiếu lên được 199,000 đồng/cp. Nhìn chung kể từ đầu năm đến nay, CTD thuộc nhóm cổ phiếu largecap gây thất vọng nhất cho NĐT, với mức giảm khoảng 15%. Đáng ngạc nhiên hơn, khối ngoại là yếu tố kéo giảm giá cổ phiếu này.

Ngân hàng vẫn là nhóm hỗ trợ tốt nhất cho thị trường hiện nay. Trong phiên chiều, BID, VCB tăng trần, HDB, MBB sát trần, thậm chí có lúc dư trần. Chỉ có LPBNVB giảm giá. Có lẽ dòng bank tăng giá nhờ thông tin về kỳ vọng nới room, được tiết lộ qua buổi phỏng vấn của Bloomberg với Phó Thủ tướng cuối tuần qua.

Nhìn từ góc độ ngành, thị trường không hẳn “xanh toàn diện”. Bên cạnh ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, bất động sản vẫn là các nhóm lớn hỗ trợ chỉ số. GASPVD tăng trần là điều khá bất ngờ, dù giá dầu thế giới tăng mạnh hôm qua là thông tin tốt. Ngược lại, điện, cao su, săm lốp, bảo hiểm, sắt thép… lại có nhiều mã giảm giá.

11h30: Dòng bank náo loạn

Chỉ số VN-Index sáng nay tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, 2.54% với sự hỗ trợ từ dòng bank và một số mã vốn hóa lớn khác như GAS (dư trần), VJC (dư trần), BHN, VIC, MSN

HOSE không gặp sự cố nào sáng nay dù lượng lệnh đổ vào rất lớn. Đó cũng là thông tin tích cực cho TTCK. Dự kiến HOSE sẽ triển khai hệ thống giao dịch mới từ năm 2019.

Cổ phiếu dòng bank “náo loạn” thị trường kể từ sau 10h. Một loạt mã tăng trần như BID, VPB, sát trần như VCB, CTG, MBB… chỉ có mỗi KLB đang giảm giá, không rõ có đảo chiều trong phiên chiều để “cùng lên tàu” với các đồng nghiệp kia hay không.

Cổ phiếu dầu khí sau khi rung lắc, phân hóa nhẹ vào giữa phiên thì lại xanh trở lại vào lúc đóng cửa. GAS dư mua trần, có lẽ một phần nhờ khối ngoại hơn là thông tin giá dầu thế giới. PVD tăng sát trần, các mã nhỏ hơn như PVB, PVC… cũng đều tăng khá mạnh. Ngược lại PXS giảm hơn 6% là điều khá ngạc nhiên.

Khối ngoại giao dịch rất mạnh trong sáng nay trên HOSE, cả mua và bán. HPG có tổng lệnh mua hơn 1,3 triệu cp, nhưng lệnh bên bán lớn gần gấp đôi. Nhiều mã khác cũng có lệnh mua của khối ngoại hơn 1 triệu cp như HDB, KDC, VCB, KBC, SSI, VIC, VRE… Ngược lại họ cũng bán mạnh BCI, HAG, PVTSKG giảm sàn có lẽ chính vì khối ngoại bán nhiều.

Được coi là người đứng sau thành công của U23 Việt Nam, nhưng 2 cổ phiếu của bầu Đức sáng nay là HAG và HNG tiếp tục giảm giá nhẹ, riêng HAG giảm giá có lẽ do khối ngoại bán quá nhiều (hơn 1 triệu cp).

Tổng giá trị giao dịch sáng nay trên HOSE đạt hơn 8.7 ngàn tỷ đồng, vượt giá trị cả ngày 22/01. Nhiều khả năng hôm nay sẽ là ngày giao dịch cao nhất lịch sử sàn HOSE, tất nhiên tương lai vẫn nhiều khả năng giao dịch mạnh hơn. Tương tự, giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM sáng nay đã gần ngang bằng cả ngày 22/01.

Chỉ số sàn UPCoM tăng mạnh vào lúc gần 11g nhưng sau đó lại quay về gần tham chiếu. Dù vậy, so với đầu phiên sáng thì UPCoM-Index hiện đang có sắc xanh nhờ FOX, VGT hay MSR

10h15: Chứng khoán tăng nhờ tín dụng tiêu dùng?

Thị trường giảm bớt hưng phấn, có lẽ do thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán... Chưa rõ thực hư bao nhiêu % tiền đổ vào chứng khoán đến từ hoạt động vay tiêu dùng, nhưng nhà đầu tư có lý do để lo lắng, khi dòng tiền đang đổ vào TTCK rất lớn.

Sau khi vọt lên hơn 1,100 điểm, chỉ số sàn HOSE bắt đầu rung lắc khá mạnh. Tuy nhiên, VN-Index vẫn đang tăng hơn 1.52%, mức tăng cao nhất trong 10 phiên gần đây, và vượt 1,100 điểm. Ngoài dòng tiền nóng từ khối nội, dòng tiền từ khối ngoại là yếu tố thứ hai đang hỗ trợ tích cực cho thị trường, tất nhiên chủ yếu họ đánh vào Large Cap. GAS và VJC đang dư trần, có lẽ “có công lao” từ khối ngoại. Các mã khác như PLX, VIC , BVH, BID, CTG, HDB cũng đều có dấu ấn khối ngoại (mua ròng lớn). Tuy nhiên, HPG lại là trường hợp ngạc nhiên khi khối ngoại bán ròng gần 1 triệu cp sau khi công ty báo lãi cao nhất trong lịch sử.

Chịu ảnh hưởng rung lắc từ sàn HOSE, chỉ số HNX-Index đang giảm về quanh tham chiếu, thậm chí có lúc giảm xuống dưới tham chiếu. Tương tự, chỉ số sàn UPCoM đang ngụp ngày càng sâu dưới tham chiếu. Có vẻ như sàn HOSE không chỉ hút tiền từ bên ngoài, mà còn cạnh tranh dữ dội với sàn Hà Nội.

Các nhóm ngành tăng giá tích cực vẫn là ngân hàng, chứng khoán và dầu khí. Bất động sản dân dụng bắt đầu có phân hóa, một số nhóm khác bắt đầu lan sắc đỏ như săm lốp, điện, cao su, xi măng, sắt thép…

Nhóm điện lực bất ngờ giảm, trong đó đáng kể nhất là SHPNT2, với mức giảm hơn 5%. Hiện NT2 đã giảm giá khoảng 10% so với đỉnh được thiết lập trong tuần trước, còn SHP có lẽ là chốt lời sớm.

CTD tiếp tục giảm giá thêm gần 2% về sát ngưỡng 200,000 đồng/cp. Công ty cũng vừa tổ chức gặp gỡ chuyên viên phân tích công ty chứng khoán để cung cấp thêm thông tin sau báo cáo quý 4/2017, trong đó điểm đáng lưu ý nhất là lợi nhuận gộp quý 4 giảm trong khi doanh thu vẫn tăng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng ở đây, và có lẽ là tác nhân chính tác động lên sự suy giảm giá cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu dưới “quyền” Vinachem đang giảm giá, trong đó giảm mạnh nhất là CSM (dư bán sàn). DRC cũng đang giảm hơn 3%. Chỉ có LIXNET đang tăng giá nhẹ.

Trả lời báo chí mới đây, ông Lê Hải Trà, Thành viên HĐQT Phụ trách HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, nguyên nhân của sự cố ngày 22/01/2018 vừa qua đối với hệ thống giao dịch của HOSE được xác định là từ phần mềm khớp lệnh. Các chuyên gia đã thực hiện việc phân tích và vá lỗi trong ngày 23/01.

Mở cửa: Đua lệnh bù đắp cho 2 phiên trước

Sau vài phút mở cửa, khối lượng lệnh lớn đã vào các mã lớn sàn HOSE như HPG, CTG, BID, VCB... GAS, VJC thậm chí có giá dự kiến khớp bằng giá trần. Đến 9h15, chỉ số VN-Index tăng hơn 1.2% lên 1,098.4 điểm. VJC tiếp tục dư mua trần, còn GAS tăng gần 5.8%. Trong nhóm VN30, 20 mã tăng giá và 7 mã giảm giá. Nhóm ngân hàng tăng giá tích cực, vẫn là trụ cột chính cho chỉ số.

Mối e ngại sàn HOSE sập lần nữa có vẻ được cởi bỏ, tâm lý tích cực tăng cao trở lại. Chỉ số sàn HNX cũng tăng mạnh hơn 1.1%. Tuy nhiên, UPCoM-Index lại bất ngờ giảm nhẹ gần 0.18% có lẽ do một vài mã vốn hóa lớn giảm giá như SDI

Các nhóm ngành lớn đang có diễn biến tích cực bao gồm ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, BĐS dân dụng…

Khối ngoại cũng giao dịch tích cực, tất nhiên quanh các mã lớn như SSI, VIC, BID, BVH… Trong 2 ngày qua, rõ ràng khối ngoại bị “trói chân trói tay” không có địa chỉ đầu tư, khi cả lượng lẫn giá trị mua ròng trên HNX vẫn rất thấp.

NVL tiếp tục tăng giá suốt từ đầu năm đến nay. NVL cũng là cổ phiếu bất động sản dân dụng tăng giá tốt nhất trong nhóm ngành này kể từ đầu năm, dù bị nước ngoài bán ròng.

Nhóm dầu khí sáng nay tăng giá, có lẽ liên quan đến thông tin giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng mạnh vào hôm qua, với nguyên nhân là tồn kho dầu WTI đã giảm tuần thứ 10 liên tiếp. Hiện giá dầu WTI đã lên hơn 66 USD/thùng, dầu Brent vượt 70 USD/thùng, tạo niềm tin vững chắc về mức giá bình quân năm nay sẽ cao hơn năm trước, đem lại kỳ vọng tươi sáng cho các công ty dầu khí.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo về tình hình giá mặt hàng xăng, dầu trong nước. "Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, liên bộ cần kiến nghị đề xuất định hướng và giải pháp phù hợp, báo cáo Thủ tướng ngay trong tháng 1/2018". Hiện giá xăng RON 95 không thuộc diện điều tiết giá và tăng khá mạnh sau khi bãi bỏ xăng RON 92.

Hoàng Nam

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 25/01: Chờ tín hiệu từ HOSE (24/01/2018)

>   VN30 Futures 25/01: Chờ đợi sự trở lại của thị trường cơ sở (24/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 24/01: HNX-Index nhuộm sắc đỏ (24/01/2018)

>   Vietstock Daily 24/01: Đổ tiền vào cổ phiếu hưởng lợi từ KQKD quý 04/2017? (23/01/2018)

>   VN30 Futures 24/01: Hạn chế mua đuổi giá (23/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 23/01: Đà tăng vững chắc (23/01/2018)

>   Vietstock Daily 23/01: Đề cao sự thận trọng (22/01/2018)

>   VN30 Futures 23/01: Tận dụng các nhịp thu hẹp khoảng cách basic? (22/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 22/01: “Phiên ATC dài nhất trong lịch sử” (22/01/2018)

>   VN30 Futures Weekly 22-26/01/2018: Tận dụng cơ hội mở rộng basic? (21/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật