Thứ Ba, 23/01/2018 14:12

Nhịp đập Thị trường 23/01: Đà tăng vững chắc

Giao dịch về cuối phiên chiều không có nhiều bất ngờ xảy ra. Ngân hàng, dầu khí, chứng khoán tiếp tục là những nhóm ngành nổi bật trong phiên hôm nay.

HNX-Index kết phiên giao dịch tăng 2.44 điểm tương đương 1.97% lên mức 126.32 điểm. UPCoM-Index tăng 1.55% lên mức 59.07 điểm.

Độ rộng toàn thị trường khá mạnh với 129 mã tăng điểm và 83 mã giảm điểm. Như vậy, các thống kê cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế so với bên bán.

Ngành dầu khí có nhiều mã tăng mạnh nhất thị trường. Sự tăng trưởng của PGS, PVS, PVC, PVB… đã tạo động lực bứt phá cho ngành này. Riêng PVS đã phá vỡ hoàn toàn vùng đỉnh cũ tháng 07/2015 nên triển vọng tăng trưởng rất tích cực. Mục tiêu trong thời gian tới là vùng 35,000-38,000.

Ngành ngân hàng là ngành có nhiều cổ phiếu giao dịch với khối lượng lớn. Đặc biệt, khối lượng của ACB đột biến và cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Điều này cho thấy việc ngừng giao dịch trên HOSE đã có tác dụng chuyển hướng dòng tiền sang HNX và UPCoM.

Mặc dù đang test lại đỉnh cũ tháng 11/2016 (vùng 59-60 điểm) nhưng UPCoM-Index vẫn tăng trưởng tốt.

Các cổ phiếu lớn trên UPCoM cũng giao dịch nhiều hơn thường ngày. Mã MSR có mức giao dịch gần gấp đôi khối lượng trung bình của 5 phiên gần nhất.

SDI cũng tiếp đà tăng mạnh nhờ vào lực cầu ngoại khá dồi dào. Giá SDI liên tục tạo đỉnh mới trong vòng 6 tháng gần đây. Với khối lượng duy trì tốt thì dự kiến quá trình này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, khối ngoại bán ròng khá nhiều trên HNX. Các mã bị bán mạnh là VGC, VCG, PVS… Riêng SHS được khối ngoại mua mạnh nhất trong nhóm HNX30.

14h: Đà tăng được giữ vững

Đà tăng của phiên sáng được duy trì tốt. Các mã ngành ngân hàng trên HNX có giao dịch khá lớn.

Độ rộng thị trường vẫn đang nghiêng về bên mua với 112 mã tăng và 85 mã giảm.

Ngành ngân hàng vẫn đang là ngành hút dòng tiền mạnh nhất. Mã ACB đã có phiên giao dịch mạnh nhất trong vòng 6 phiên gần đây.

SHB cũng tương tự như vậy khi mà hôm nay có thể coi là một trong những phiên sôi động nhất trong vòng 3 tháng qua. Sau khi vượt kháng cự 9,000-10,000, SHB đang hướng đến vùng mục tiêu 15,000-16,000 trong vòng 6 tháng tới.

Các cổ phiếu thuộc nhóm nông - lâm - ngư trên sàn HNX như CTP, HKT… cũng đang được chú ý. Mã CTP đã về vùng đáy nhiều năm 10,000-12,000. Cách đây 6 tháng, cổ phiếu này vẫn đang ở mức 30,000-33,000 và hiện đã điều chỉnh 50%. Vì vậy, điều này thu hút các nhà đầu tư theo trường phái mạo hiểm vào bắt đáy.

Phiên sáng: Dầu khí và ngân hàng vững đà tăng

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí, ngân hàng, chứng khoán giao dịch tích cực trong phiên sáng.

Kết phiên sáng, HNX-Index đạt mức 126.27 điểm, tăng 1.93%; UPCoM-Index dừng tại mức 58.93 điểm, tương đương mức tăng 1.3%.

Giao dịch trên cả hai sàn khá sôi động cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang hưng phấn. Bên mua chiếm ưu thế với 98 mã tăng và 78 mã giảm.

Về nhóm ngành, nhóm dầu khí là nổi bật nhất với mức tăng khá đồng đều và mạnh mẽ. Sự tăng trưởng của PGS, PVS, PVC, PVB… đã tạo động lực bứt phá cho ngành này.

Ngành ngân hàng là ngành có nhiều cổ phiếu giao dịch với khối lượng lớn vào sáng nay. Khối lượng của ACB trong phiên sáng đã gần bằng khối lượng của cả phiên giao dịch hôm qua. Mã SHB cũng có hiện tượng tương tự. Điều này phản ánh phần nào tác dụng của việc ngừng giao dịch trên HOSE: dòng tiền bắt đầu đổ sang HNX và UPCoM để săn tìm các cổ phiếu tốt.

Ngành chứng khoán cũng giao dịch rất tích cực. Mã SHS có thể coi là cổ phiếu tiêu biểu cho ngành này với mức tăng trưởng tốt và khối lượng cao. Giá SHS đang hướng về mục tiêu 25,000-26,000 và dự kiến sẽ sớm đạt được trong vòng 1-2 tuần tới.

Biến động của SHS trong vòng 3 năm qua

Sàn UPCoM cũng giao dịch sôi động. Những mã như MSR, SAS… vẫn đang tiếp tục đà tăng sau khi vượt đỉnh dài hạn.

Một số mã đang chú ý khác như MIG, ABC,… thì test lại hỗ trợ mạnh đã dấu hiệu bật tăng trở lại. Nếu MIG có thể vượt qua được đỉnh cũ 12,500-13,000 thì mục tiêu mới sẽ là vùng 15,000-15,500.

10h30: Dòng tiền đang đổ mạnh vào HNX

Sự cố ngừng giao dịch trên HOSE đã giúp dòng tiền chảy vào HNX và UPCoM mạnh hơn. Nhiều cổ phiếu trên hai sàn này đã bứt phá trở lại sau một thời gian dài điều chỉnh, tích lũy.

Độ rộng toàn thị trường khá mạnh với 90 mã tăng điểm và 63 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên mua tiếp tục chiếm ưu thế so với bên bán.

Nổi bật nhất trong nhóm HNX30 là ACB. Cổ phiếu này đã tăng trưởng ổn định và liên tục từ đầu năm 2017 đến nay. Hiện tại giá đang tiến gần đến vùng kháng cự 42,000-45,000 nên dự kiến sẽ có giằng co, rung lắc mạnh xảy ra.

Nhóm cổ phiếu dầu khí trên sàn HNX cũng được mua mạnh. Mã PGS, PVS, PVC… đều tăng mạnh. Riêng PVS đã phá vỡ hoàn toàn vùng đỉnh cũ tháng 07/2015 nên triển vọng tăng trưởng rất tích cực. Mục tiêu trong thời gian tới là vùng 35,000-38,000.

Biến động của PVS trong vòng 4 năm qua

Các mã cổ phiếu trên UPCoM cũng sôi động không kém. Mã MSR là một trong những cổ phiếu nổi bật nhất trên sàn này. Sự chú ý của giới đầu tư lại càng tăng cao sau khi giá phá vỡ đỉnh cũ lịch sử tháng 03/2016 (tương đương vùng 25,000-27,500). Nếu trong những tuần tới giá vẫn duy trì trên vùng này thì một đợt tăng trưởng mới có thể xảy ra.

Mở cửa: HNX-Index bứt phá mạnh mẽ

Các ETF đều tăng rất mạnh trong phiên giao dịch tối qua. Thị trường giằng co và điều chỉnh nhẹ khi mà bên mua và bên bán khá cân bằng.

Mặc dù sàn HOSE gặp sự cố nhưng VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch tối qua. Vì vậy, khả năng khối ngoại bán ròng mạnh trong ngắn hạn là không lớn.

Do HOSE ngừng giao dịch chứng khoán phiên 23/01/2018 thị trường chỉ có sàn HNX, UPCoM và chứng khoán phái sinh còn giao dịch.

Độ rộng thị trường sàn HNX khá mạnh vào đầu phiên khi có 57 mã tăng và 32 mã giảm. Điều này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế so với bên bán. Chỉ số HNX-Index gia tăng không ngừng và hiện giao dịch ở 126.26 điểm, hay tăng xấp xỉ 2%.

Các cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng đang khá nổi bật khi VCS đang là mã ảnh hưởng lớn đến HNX-Index. Các mã BCC, VIT cũng biến động tích cực. Nhóm chứng khoán nổi sóng nhờ SHS tăng khá mạnh và cũng là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của mã này.

Trong ngành nông - lâm - ngư thì mã CTP đang được giới đầu tư chú ý khi test lại vùng đáy cũ 10,000-12,000.

Chỉ số UPCoM-Index tăng mạnh từ đầu phiên và test lại đỉnh cũ tháng 11/2016 (vùng 59-60 điểm). Dự kiến sẽ có rung lắc mạnh xảy ra tại đây.

Biến động của UPCoM-Index trong vòng 16 tháng qua

 

Liên quan đến chứng khoán phái sinh, Sở GDCK Hà Nội cũng vừa có thông báo về các hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường phái sinh. Theo HNX, vì thị trường cơ sở tạm ngừng giao dịch nên chỉ số VN30 sẽ không có biến động trong ngày 23/01/2018. Do đó, Sở GDCK Hà Nội khuyến cáo nhà đầu tư cần cân nhắc có quyết định đầu tư phù hợp đối với các hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 khi tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh trong ngày 23/01/2018.

Thế Phong

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 23/01: Đề cao sự thận trọng (22/01/2018)

>   VN30 Futures 23/01: Tận dụng các nhịp thu hẹp khoảng cách basic? (22/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 22/01: “Phiên ATC dài nhất trong lịch sử” (22/01/2018)

>   VN30 Futures Weekly 22-26/01/2018: Tận dụng cơ hội mở rộng basic? (21/01/2018)

>   Vietstock Weekly 22-26/01/2018: Củng cố xu hướng tăng trưởng (21/01/2018)

>   VN30 Futures Tuần 15-19/01: VN30F1801 giằng co căng thẳng trong tuần đáo hạn (19/01/2018)

>   Chứng khoán Tuần 15-19/01: Tái chiếm sắc xanh về cuối tuần (19/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 19/01: Khối ngoại mua ròng hơn 800 tỷ (19/01/2018)

>   VN30 Futures 19/01: Hạn chế mua đuổi giá (18/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 18/01: Bắt đáy bầy đàn (18/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật