Thứ Năm, 18/01/2018 15:11

Nhịp đập Thị trường 18/01: Bắt đáy bầy đàn

VN-Index bắt đầu leo dốc chậm chạp trong phiên chiều, ngược với diễn biến của phiên sáng, nhưng lần lại leo dốc thành công. Đến khoảng 2h, chỉ số bắt đầu chuyển sang xanh và tăng nhanh hơn, đến đợt ATC thì tăng mạnh thêm khoảng 9 điểm nữa, đóng cửa ở mức 1,050.25 điểm (+1.5%). Các chỉ số khác cũng đạt thành công tương tự. Có thể coi hôm nay là một ngày bắt đáy mang tính bầy đàn, nhưng thành công.

Số lượng cổ phiếu tăng giá sàn HOSE trong phiên chiều là 157 so với 125 mã giảm giá, tuy nhiên nếu nhìn vào nhóm VN30 thì thật sự đảo ngược so với phiên sáng: 24 mã tăng giá và 4 mã giảm giá. Có thể nói không chỉ VN-Index, các chỉ số trên cả 3 sàn tăng điểm có “công” lớn từ Large Cap.

Khối ngoại có lẽ cũng là yếu tố giúp cổ phiếu lẫn chỉ số tăng trong phiên chiều. Tuy khối ngoại cũng đặt bán nhiều, nhưng dường như ở phía bên mua, họ vừa mua nhiều vừa đẩy giá, ví dụ như ở VCB, HPG, MSN, VRE, SBT

Nhìn ở góc độ ngành, đa số nhóm ngành đều ánh lên màu xanh, trừ số ít vẫn phủ sắc đỏ như khoáng sản (2 nhóm nhỏ hơn là than & kim loại). Tuy nhiên, có lẽ cổ phiếu tăng giá không phải vì ngành có thông tin tốt, mà chỉ là tâm lý bắt đáy.

Hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai VN301801, và có lẽ với tất cả những ai đặt mua hôm nay thì đều lỗ, vì so với điểm số VN30, mọi giá khớp lệnh của hợp đồng này đều thấp hơn. Lưu ý là việc tính lời lỗ trong ngày giao dịch cuối cùng có so sánh giữa các mức giá khớp ở vị thế mở với điểm số của chỉ số VN30.

Phiên sáng: Lại rơi như thác đổ!

Khi vùng lên lần 2 có vẻ thành công, tức chỉ số VN-Index đổi màu xanh và lên được 1,036.4 điểm, nhưng sau đó lại rơi, lần này là như thác đổ, điểm số cuối phiên sáng cũng là thấp nhất, ở mức 1,020.9 điểm. Số lượng cổ phiếu giảm giá tăng lên đến hơn 200 mã, trong khi số tăng giá chỉ còn 69 mã. Diễn biến này sẽ ảnh hưởng lớn lên tâm lý NĐT nội địa trong phiên chiều, nhất là những ai muốn dò đáy bắt đáy.

Trong nhóm VN30, chỉ có 4 mã tăng giá là VNM, ROS, KDC và VCB, 25 mã khác giảm giá. Chỉ số VN30 index giảm còn mạnh hơn VN-Index.

Các sàn khác cũng chịu ảnh hưởng từ tâm lý bi quan trên HOSE và giảm mạnh theo, kể cả UPCoM.

Nhìn chung, rất khó kiếm được nhóm ngành nào đi ngược thị trường. Các nhóm ngành được kỳ vọng nhiều nhất sáng nay như ngân hàng, dầu khí cũng đều chìm trong sắc đỏ, trừ một vài mã lẻ tẻ như VCB, KLB, EIB nhóm ngân hàng hay PGD, PGS bên dầu khí.

Khối ngoại vẫn gom hàng không nghỉ, và có lẽ không quan tâm lắm đến diễn biến thị trường. Dường như phiên điều chỉnh đối với họ chỉ giúp tiết kiệm được ít tiền. Các mã được mua ròng lớn sáng nay là chứng chỉ quỹ E1VFVN30, HAG, HDB, DIG, CSM… ngược lại họ bán ròng nhiều ở HSG, PLX, PVS

GEX có vẻ đã chuẩn bị sẵn “lực cầu” cho ngày chào sàn HOSE hôm nay, nên vẫn trụ vững ở mức giá trần 30,100 đồng/cp, với dư mua trần gần 2 triệu cp. Chuyện cổ phiếu tăng trần phiên đầu tiên không phải hiếm, điều quan tâm là giao dịch phiên thứ hai trở đi ra sao. Sáng nay chưa thấy khối ngoại mua cổ phiếu này, vốn khá nhiều khi GEX còn ở trên UPCoM.

Sáng nay tại HOSE diễn ra buổi giới thiệu cổ phiếu sắp IPO, và có thể sau đó là niêm yết ngay, của Tập đoàn Cao su VRG. Giá cao su thế giới gần đây đang có dấu hiệu phục hồi, và là tín hiệu tốt hỗ trợ cho đợt đấu giá VRG. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu cao su niêm yết sáng nay, mà không ít là công ty con/liên kết của VRG, vẫn giảm giá, có lẽ “đi theo” thị trường, trừ TNC tăng nhẹ 1.6%.

10h15: VN-Index dao động theo “mô hình double bottom”

VN-Index dao động như hình chữ W trong vòng 1 giờ đồng hồ sáng nay, thể hiện tâm lý dao động rất lớn của nhà đầu tư.

Có không ít quan điểm về khả năng phục hồi ngay trong sáng nay, điều này có lẽ cũng phản ánh ngay vào biến động giá cổ phiếu, nhất là ở nhóm Large Cap khi có những mã đã tăng trở lại như VCB, VNM, VRE, BVH, HPG… đồng thời nhiều mã khác tuy đỏ nhưng đang dần quay về tham chiếu như PLX, MSN, SAB… Tuy nhiên mỗi khi VN-Index sát tham chiếu thì lại có “ai đó” xả hàng mạnh khiến chỉ số lại đi xuống. Hiện tại có thể coi VN-Index đang quay lại tham chiếu lần 2, và đang có dấu hiệu vượt.

Số lượng cổ phiếu giảm giá trên sàn HOSE đang là 143 mã, so với 106 mã tăng giá, nhưng khoảng cách đang có vẻ còn thu hẹp lại. Trên sàn HNX, đang có 81 mã giảm giá và 47 mã tăng giá, nhưng chỉ số đã xanh trở lại (+0.2%).

Nhóm ngân hàng đang có số cp tăng giá nhiều hơn số giảm giá. VCB là 1 trong những mã sớm tăng giá đầu tiên, hiện đang tăng 1.4%. Tuy nhiên, SHB đang là cổ phiếu ngân hàng có mức tăng mạnh nhất với 2.8%.

Nhóm dầu khí cũng đang giao dịch tích cực, các cổ phiếu PVD, PVS đang tăng có lẽ nhờ bình quân giá. Tuy nhiên, đầu tàu GAS thì vẫn đang giảm nhẹ 0.4%.

Khối ngoại nhìn chung vẫn giao dịch tích cực sáng nay, tuy nhiên PLX là 1 trường hợp rất bất ngờ khi họ đang bán ròng đến gần 250,000 cp. Trong 10 phiên gần đây, khối ngoại mua ròng đến 2.1 triệu cp, tương đương 182 tỷ đồng.

Thông tin vĩ mô nổi bật nhất sáng nay là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất 6 nhóm giải pháp giúp kinh tế Việt Nam đuổi kịp với thế giới, bao gồm tiếp tục cải cách cơ chế, xây dựng chiến lược phù hợp với thị trường, đổi mới sáng tạo đón bắt cách mạng 4.0, phát huy nội lực nâng cao hiệu quả các vùng kinh tế, đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội, và phát triển bền vững với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mở cửa: Đà giảm chưa dứt

Đầu giờ giao dịch, khối lượng lệnh bán ATO vẫn cao hơn lệnh mua ATO ở đa số Large Cap, dù có nhiều ý kiến phân tích rằng thị trường hôm qua (17/01) suy giảm mạnh chỉ vì yếu tố tâm lý.

Nhiều mã có mức giá dự kiến khớp giảm đến 3-5% so với tham chiếu. Tuy nhiên đến 9h15, lệnh mua đổ vào nhiều hơn nên tốc độ giảm giá chậm lại. Điều này có thể là một tín hiệu hy vọng về sự phục hồi trong ngày hôm nay, nhưng có lẽ chỉ đến trong phiên chiều.

VN-Index sau đợt ATO giảm hơn 6 điểm, tương đương 0.5%. Các chỉ số ngoài Hà Nội cũng giảm, nhưng UPCoM-Index giảm ít nhất, chỉ 0,04% và có thể đổi màu xanh sớm nhất.

PLX dù luôn được khối ngoại mua ròng trong thời gian gần đây, nhưng sáng nay bất ngờ là đang ở trạng thái bán ròng, với khối lượng bán hơn 22,000 cp (chưa có lệnh mua của khối ngoại).

GEX sáng nay chào sàn HOSE và nhanh chóng tăng trần lên 30,100 đồng/cp, với dư mua trần hơn 1.7 triệu cp.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%. Đối với mặt hàng thép, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng 10%, tuy nhiên nhận định nhập khẩu thép có thể tăng mạnh.

HND báo lãi rất thấp trong quý 4/2017 do lỗ tỷ giá. Cụ thể lợi nhuận sau thuế quý 4 chỉ đạt chưa đến 50 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2017 HND đạt gần 9,095 tỷ đồng doanh thu, thực hiện 91% kế hoạch năm, lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 400 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2016. Gần đây HND rất kém thanh khoản và giá đang dao động quanh mức 12,000 đồng/cp.

Hoàng Nam

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 18/01: Hạn chế giải ngân (17/01/2018)

>   VN30 Futures 18/01: Tiếp tục đặt cửa cho vị thế short? (17/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 17/01: Cái tát chí mạng của con gấu (17/01/2018)

>   VN30 Futures 17/01: Chờ đợi VN30-Index hiệu chỉnh chênh lệch basic? (16/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 16/01: Giằng co quanh mốc 1,060 điểm (16/01/2018)

>   VN30 Futures 16/01: Basic mở rộng có đáng tin cậy? (15/01/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 15/01: VN-Index tăng gần 14 điểm (15/01/2018)

>   VN30 Futures Weekly 15-19/01/2018: Chuyển hướng sang VN30F1802 (14/01/2018)

>   Vietstock Weekly 15-19/01/2018: Chờ đợi cơ hội giải ngân (14/01/2018)

>   VN30 Futures Tuần 08-12/01: ”Chóng mặt” với hoạt động trading trong phiên (12/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật