Thứ Sáu, 12/01/2018 06:33

Thủ tướng: Phát triển kinh tế là cuộc đua đường trường

Mọi người dân nhất là người nghèo, người yếu thế phải có cuộc sống tốt hơn cả về vật chất và tinh thần, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 11/1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2018.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, 2017 là năm thành công của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 6,81%. Với kết quả này Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á và toàn cầu.

Cải cách kinh tế được đẩy mạnh, công  khai, minh bạch, môi trường kinh doanh được cải thiện, cạnh tranh bình đẳng công bằng... củng cố lòng tin của nhà đầu tư và doanh nghiệp, tạo ra sinh khí mới cho nền kinh tế, Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, kinh tế Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức trong trung và dài hạn, trong đó làm thế nào để phát triển nhanh và bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là yêu cầu quan trọng nhất thời gian tới.

"Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc của Chính phủ với các địa phương, tôi đã đưa ra yêu cầu với 2018 là tăng trưởng là 6,7% đi liền với chất lượng phải nâng lên, năng suất phải cao hơn hẳn, môi trường phải được cải thiện, cải thiện ở từng ngành, từng địa phương và doanh nghiệp, xã hội được yên bình, an ninh an toàn hơn, mọi người dân nhất là người nghèo, người yếu thế phải có cuộc sống tốt hơn về cả vật chất và tinh thần, nền kinh tế phải chống chịu cao hơn với biến động lớn", Thủ tướng phát biểu.

Nhấn mạnh sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, điểm đến đầu tư hấp dẫn, song Thủ tướng lưu ý không được chủ quan và thỏa mãn, không được phép cho bộ máy phát triển dừng lại. Thời gian tới Việt Nam cần kiên trì thay đổi mô hình mới dựa trên nền tảng năng suất và đổi mới sáng tạo, giảm dần sự phụ thuộc tài nguyên, lao động giá rẻ.

Trong bối cảnh dân số vàng chỉ kéo dài thêm hai thập kỷ nữa và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, vấn đề quan trọng của kinh tế Việt Nam hiện nay, theo Thủ tướng là làm thế nào để Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững. Hai mục tiêu này một số nước đã đạt được như Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ đã làm gì? Việt Nam cần thực hiện hai mục tiêu này như thế nào?

Thủ tướng cũng cho biết, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên thực hiện các biện pháp để tăng trưởng, phát triển hài hòa 2 mục tiêu trên: năng lượng xanh và phát triển bền vững; cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh công nghệ hoá; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cải cách quản trị rủi ro trong tín dụng thương mại, đầu tư.

"Phát triển kinh tế là cuộc đua đường trường chứ không phải cuộc chạy đua nước rút. Thành tựu 2017 là để ta tự tin hơn trong tái cơ cấu và tạo ra nền móng chặt chẽ hơn cho nền kinh tế phát triển cao hơn trong dài hạn. Cùng nỗ lực biến khát vọng quốc gia thành việc làm cụ thể, tận dụng cơ hội phát huy tiềm lực để thành con hổ mới của Châu Á. Bây giờ chưa được nhưng tại sao không? ", Thủ tướng nói.

Hà Vũ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Hyundai cân nhắc xây dựng nhà máy chế tạo ôtô tại Việt Nam (11/01/2018)

>   Không đổi cách tính thuế, đừng mơ ô tô giảm giá mạnh (11/01/2018)

>   '6.000 ngày thần kỳ của Nhật' và bài học tăng năng suất cho Việt Nam (11/01/2018)

>   Đề xuất phương án mới cho chính quyền đặc khu (11/01/2018)

>   Sứ mệnh mới của thủ phủ tơ tằm (11/01/2018)

>   Tài xế GrabBike đình công phản đối mức chiết khấu mới (11/01/2018)

>   Bong bóng tài sản: lần này sẽ khác? (10/01/2018)

>   Đầu tư công: Không thể lấy tiền chỗ nọ đắp vào chỗ kia (10/01/2018)

>   Khẩn trương hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành du lịch (10/01/2018)

>   Hà Nội cấm đường Uber, Grab như taxi truyền thống (11/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật