Thứ Sáu, 19/01/2018 07:46

Dầu gần như đi ngang dù nguồn cung tại Mỹ giảm 9 tuần liền

Các hợp đồng dầu thô tương lai gần như đi ngang trong ngày thứ Năm, khi tác động tiêu cực do sản lượng tại Mỹ vẫn gần mức cao kỷ lục đã lấn át tác động tích cực từ đà sụt giảm 9 tuần liền của nguồn cung dầu thô nội địa, MarketWatch đưa tin.

Các hợp đồng khí thiên nhiên cũng rút khỏi mức cao nhất kể từ tháng 5/2017 khi dự trữ nhiên liệu này giảm mạnh so với mức bình quân 5 năm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2 trên sàn Nymex hạ 2 xu xuống 63.95 USD/thùng. Hợp đồng này dao động tại mức 63.52 USD/thùng trước khi công bố dữ liệu về nguồn cung.

Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 3 trên sàn Luân Đôn nhích 7 xu (tương đương 0.1%) lên 69.31 USD/thùng.

Vào ngày thứ Năm, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa sụt 6.9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 12/01/2018, cao hơn dự báo giảm 5.1 triệu thùng của Viện Xăng dầu Mỹ (API) và dự báo mất 425,000 thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, nhận định: “ Đà giảm mạnh của dự trữ dầu thô tiếp tục, chủ yếu nhờ vào các hoạt động lọc dầu diễn ra mạnh mẽ và kim ngạch xuất khẩu ổn định”.

Tuy nhiên, EIA cũng công bố tổng sản lượng dầu thô tăng 258,000 thùng/ngày lên 9.75 triệu thùng/ngày trong tuần trước, gần sát mức 9.789 triệu thùng/ngày đã ghi nhận được trong tuần kết thúc ngày 15/12/2017 – mức cao kỷ lục kể từ năm 1983.

Bên cạnh đó, EIA còn cho biết dự trữ xăng vọt 3.6 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn dự báo tăng 2.7 triệu thùng từ một cuộc thăm dò của Platts. Trong khi đó, dự trữ các sản phẩm chưng cất giảm 3.9 triệu thùng, cao hơn dự báo mất 850,000 thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.

Tại Nigeria, hôm thứ Tư, một báo cáo cho biết các nhóm phiến quân ở nước này tuyên bố cảnh báo rằng họ sẽ nhắm mục tiêu đến những cơ sở khai thác dầu ngoài khơi trong vài ngày tới, khiến nhà đầu tư tỏ ra lo ngại.

Được biết, nguồn cung bị thắt chặt, dự trữ toàn cầu sụt giảm cùng với nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh đã hỗ trợ giá dầu tăng cao.

Ngoài ra, trong ngày thứ Năm, OPEC cho biết sản lượng dầu trong tháng 12/2017 tăng 42,000 thùng/ngày lên 32.42 triệu thùng/ngày, nhưng đồng thời nâng dự báo nhu cầu trong năm 2018 lên 98.51 triệu thùng/ngày.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 2 cộng 1.4% lên 1.884 USD/gallon. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 2 lùi 0.4% xuống 2.062 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 2 mất 1.3% còn 3.189 USD/MMBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 29/11/2017, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Giá khí thiên nhiên suy yếu sau khi EIA cho biết nguồn cung hàng hóa này giảm 183 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 12/01/2018, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân 5 năm 203 tỷ feet khối.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Dầu khởi sắc nhờ kỳ vọng nguồn cung tại Mỹ giảm 9 tuần liên tiếp (18/01/2018)

>   Dầu rút khỏi đỉnh 3 năm chờ tin về dữ liệu nguồn cung (17/01/2018)

>   Dầu thô còn tăng “nóng” hơn cả Dow Jones, Nasdaq và… Bitcoin! (16/01/2018)

>   Dầu vẫn dao động gần đỉnh 3 năm bất chấp đà suy yếu trong phiên (16/01/2018)

>   Ethanol tăng giá vì độc quyền, uy hiếp xăng E5? (15/01/2018)

>   Tiêu thụ xăng E5 ở TP.HCM tăng (14/01/2018)

>   Công bố giá cơ sở cả xăng RON 95 (13/01/2018)

>   Leo dốc liền 5 phiên, dầu vọt gần 5% trong tuần qua (13/01/2018)

>   Dầu Brent tích tắc vượt mốc 70 USD/thùng (12/01/2018)

>   Bộ trưởng Dầu mỏ UAE: 2018 có thể là năm thị trường dầu cân bằng trở lại (11/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật