Thứ Sáu, 19/01/2018 09:27

Bài cập nhật

Chủ tịch Tập đoàn Masan có tài sản 1.2 tỷ USD, Việt Nam thêm tỷ phú mới

Cổ phiếu MSN tăng gấp đôi trong 6 tháng vừa qua

Đối với ông trùm hàng tiêu dùng Việt Nam, Nguyễn Đăng Quang, chủ trương đưa nước mắm và các loại gia vị khác của Tập đoàn Masan “buộc phải có” trong bếp của mỗi gia đình người Việt đã giúp ông trở thành một tỷ phú đô la. Bên cạnh ông Quang, Việt Nam cũng có 2 tỷ phú trên các bảng xếp hạng giàu có của quốc tế: Ông Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn bất động sản Vingroup (HOSE: VIC) và bà Nguyễn Thị Phương Thảo của hãng máy bay VietJet (VJC) - nữ tỷ phú tự thân đầu tiên ở Đông Nam Á.

* ĐHĐCĐ Masan 24/04/2017: Mục tiêu doanh số 9-10 tỷ USD vào 2020

Cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) – chuyên sản xuất nước mắm làm từ cá lên men, vốn sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt Nam – đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 6 tháng vừa qua, cao hơn cả mức tăng 37% của chỉ số VN-Index. Nhờ đó, tổng tài sản ròng của ông Quang – Chủ tịch kiêm sáng lập của Tập đoàn Masan – lên đến 1.2 tỷ USD, dựa theo chỉ số tỷ phú Bloomberg Billionaires Index.

 Diễn biến giá cổ phiếu MSN 1 năm qua

“Masan phục vụ người tiêu dùng với các loại gia vị ‘buộc phải có’ như nước mắm, mì ăn liền, cho tới các gia vị ‘có thì tốt’ như tương ớt, cháo hoặc xúc xích”, David Anjoubault, Tổng Giám đốc của công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel Vietnam cho hay. Công ty Kantar Worldpanel Vietnam ước tính rằng 95% hộ gia đình Việt Nam sử dụng ít nhất 1 sản phẩm tiêu dùng của Masan. “Các nhà sản xuất thực phẩm trong nước như Masan có mức độ thấu hiểu sâu về nhu cầu và hành vi của người mua sắm ở Việt Nam – nơi sự nội địa hóa là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công”.

Tỷ lệ sở hữu

Ông Quang kiểm soát CTCP Tập đoàn Masan thông qua CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương theo hồ sơ công ty tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Vợ chồng ông Quang nắm giữ 49% cổ phần tại CTCP Masan.

Người đồng sáng lập MSN với ông Quang là ông Hồ Hùng Anh – đang giữ vị trí Phó Chủ tịch tại đây và sở hữu tới 47.6% cổ phần tính tới tháng 9/2015. Ông Hùng Anh đóng góp vào giai đoạn đầu phát triển của MSN. Tổng tài sản ròng của ông Hùng Anh vẫn chưa tính được vì chưa xác thực được tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện tại.

MSN từ chối bình luận về tổng tài sản ròng của 2 nhà sáng lập.

Giá cổ phiếu MSN nhảy vọt và phục hồi từ đà sụt giảm trước đó khi giá thịt heo giảm mạnh – vốn được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Giá thịt heo giảm sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt heo từ Việt Nam hồi năm 2016.

Nhu cầu thịt heo giảm mạnh đã khiến tổng doanh thu hợp nhất của MSN giảm 9% xuống còn 27.5 ngàn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017, dựa theo bài thuyết trình của Công ty.

“Giá thịt heo đã phục hồi khi Trung Quốc nhập khẩu thịt heo Việt Nam trở lại, qua đó gia tăng kỳ vọng CTCP Tập đoàn Masan sẽ có thành quả tốt hơn trong năm nay”, Vũ Xuân Thọ, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Công ty Đầu tư Chứng khoán Hàn Quốc (KIS Hàn Quốc), cho hay.

 
Ông Nguyễn Đăng Quang


Khởi nghiệp tại Nga

Theo thông tin từ website của Masan, ông Quang khởi nghiệp trong những năm của thập niên 90 sau nhiều năm học tập và nghiên cứu ở Nga. Ông đã có bằng MBA từ Đại học Kinh tế Nga Plekhanov (Plekhanov Russian Economic University) và bằng Tiến sỹ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus (National Academy of Sciences of Belarus).

Vị tỷ phú nhìn thấy cơ hội mở ra khi Nga đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp kinh tế khi đó. Ông bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt Nam sinh sống ở Nga. Và rồi ông xây dựng nhà máy sản xuất 30 triệu gói mì ăn liền mỗi tháng, mở rộng sang nước tương, nước mắm rồi đến tương ớt. Sau thành công rực rỡ ở Nga, ông trở lại Việt Nam trong năm 2001 và chuyển hướng doanh nghiệp tập trung về thị trường ở quê nhà.

Công ty nghiên cứu Kantar Worldpanel, chuyên theo dõi hành vi của người mua sắm, xếp hạng công ty Masan Consumer (UPCoM: MCH) là một trong 3 thương hiệu thực phẩm hàng đầu của Việt Nam, cùng với Unilever NV và CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM).

Techcombank

Masan nổi tiếng với thương hiệu nước mắm Chin-Su và Nam Ngư. Bên cạnh thịt và thực phẩm đóng hộp, Tập đoàn sở hữu hơn 1/3 lượng cổ phần của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), thông qua cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi, dựa theo bài thuyết trình của công ty.

Chuyên gia Vũ Xuân Thọ cho biết, khả năng niêm yết của Techcombank cũng góp phần vào đà nhảy vọt của cổ phiếu MSN.

CTCP Tập đoàn Masan thu hút 250 triệu USD vốn đầu tư từ Quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co LP (KKR) của Mỹ hồi năm ngoái, trong đó 150 triệu USD được phân bổ vào doanh nghiệp sản xuất thịt là Masan Nutri-Science. Đó là vòng đầu tư thứ ba từ KKR. Khởi đầu trong năm 2011, KKR đầu tư 159 triệu USD vào Masan Consumer – đây được xem là đợt mua bán cổ phần tư nhân lớn nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó. Đến năm 2013, KKR tiếp tục rót thêm 200 triệu USD vào Masan Consumer.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Từ dân tị nạn châu Phi thành chủ công ty trăm triệu USD tại Anh (18/01/2018)

>   Ba dự án Việt tranh giải khởi nghiệp quốc tế trị giá một triệu USD (18/01/2018)

>   Đồng sáng lập Ripple mất 44 tỷ USD sau làn sóng bán tháo trên thị trường tiền ảo (18/01/2018)

>   Hành trình khởi nghiệp khó tin của chàng trai Nigeria với chiếc điện thoại Nokia 2690 (17/01/2018)

>   Ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc JD.com đầu tư hàng triệu USD vào Tiki (16/01/2018)

>   Hai chàng trai kinh doanh hàng hiệu nhận khoản đầu tư 3 triệu USD (16/01/2018)

>   Masayoshi Son – vị tỷ phú Nhật Bản làm thay đổi cuộc chơi về start-up (13/01/2018)

>   Shark Tank Việt Nam 2017: 22/48 thương vụ thành công với tổng vốn đầu tư chạm mốc 100 tỷ đồng (13/01/2018)

>   Một start-up bán rau được định giá 2.8 tỷ USD (12/01/2018)

>   CEO Nguyễn Trung Tín: Tôi chưa bao giờ nghĩ mình kiếm tiền để xài tiền (12/01/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật