Thứ Năm, 21/12/2017 14:43

PVOil: Kế hoạch đến 2022 thêm 1,050 cửa hàng xăng dầu, tăng thị phần lên 35%

Trong kế hoạch sau cổ phần hóa, PVOil đặt mục tiêu đến năm 2022 phát triển thêm 1,050 cửa hàng xăng dầu bằng việc M&A nhằm tăng thị phần sản lượng bán lẻ hiện nay từ 22% lên 35%.

Thị phần nội địa 22%, có 3 công ty con ở nước ngoài

Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) được thành lập năm 2008 trên cơ sở hợp nhất Tổng Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh Sản phẩm Dầu (PDC). Sau khi nhận chuyển nhượng sản xuất kinh doanh từ PTSC (năm 2009) và tiếp nhận phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Petec vào đầu năm 2013, PVOil trở thành đơn vị duy nhất của PVN tham gia phát triển hoàn chỉnh khâu hạ nguồn của ngành dầu khí trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô và chế biến, tồn trữ, phân phối các sản phẩm dầu.

PVOil ra đời đánh dấu bước hoàn tất công tác tái cấu trúc, hợp nhất 4 đầu mối kinh doanh xăng dầu của PVN gồm PetroMekong, PDC, Petechim và Petec.

Năm 2010, PVOil đã mua toàn bộ hệ thống kinh doanh xăng dầu của Shell Lào, thành lập PVOil Lào; nhận chuyển nhượng vốn từ SCIC tại 8 công ty có hoạt động kinh doanh xăng dầu để thành lập các công ty con tại các tỉnh.

Năm 2013, PVOil hoàn tất việc chi phối tại CTCP Thương mại XNK Thủ Đức (Timexco, TMC).

Năm 2014, PVOil tiếp tục nhận chuyển nhượng toàn bộ hệ thống kinh doanh xăng dầu mặt đất của Công ty TNHH Xăng dầu Hàng không (Vinapco). Ngoài ra, PVOil cũng liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Comeco (COM), CTCP Thương nghiệp Cà Mau (CMV).

Tổng hợp lại, đến nay, toàn hệ thống PVOil có 39 đơn vị thành viên (9 chi nhánh, 1 công ty TNHH MTV, 29 CTCP chi phối) và góp vốn tại 12 công ty liên kết. Trong đó có 3 công ty con ở nước ngoài gồm PVOil Lào (vốn hơn 13.67 triệu USD, chiếm 100%) , PVOil Campuchia (vốn 10 triệu USD, nắm 51%) và PVOil Singapore (vốn 5 triệu USD, nắm 51%).

Tại thời điểm cuối năm 2016, PVOil ghi nhận gần 1,992 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn duy trì 2,477 tỷ đồng qua các năm, còn dài hạn chỉ gần 202 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính, năm 2014 PVOil lỗ nặng 1,372 tỷ đồng hợp nhất, tuy nhiên đã phục hồi trở lại trong hai năm 2015 và 2016 khi có lãi lần lượt là 674 tỷ đồng và 565 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của PVOil thời gian qua

Kế hoạch lãi ròng cán mốc trên ngàn tỷ vào năm 2020, phát triển thêm 1,050 cửa hàng xăng dầu

Trong kế hoạch phát triển 5 năm sau cổ phần hóa của PVOil (giai đoạn 2018-2022), PVOil cho biết sẽ thoái vốn tại các công ty hoạt động kém hiệu quả và có lĩnh vực hoạt động không phù hợp, Tổng Công ty sẽ tìm kiếm mua lại một phần; phần lớn hoặc toàn bộ một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu để mở động thị phần và đặc biệt là gia tăng mạnh mẽ sản lượng bán lẻ bởi hiện nay, Việt Nam có tới gần 30 đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên 2 doanh nghiệp hàng đầu là Petrolimex và PVOil đã chiếm tới 70% thị phần, 3 doanh nghiệp tiếp theo là Thanh Lễ, Saigon Petro, Xăng dầu Quân đội MP chiếm 20% thị phần, trong khi hơn 20 doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 10% thị phần.

* Sau cổ phần hóa, PVOil sẽ chi phối COM, CMV và thoái vốn khỏi "cục lỗ" Petec

PVOil kỳ vọng thông qua M&A để phát triển mạng lưới bán lẻ với 120 cửa hàng xăng dầu/năm và sản lượng bình quân 120m3/CHXD/tháng. Đến năm 2022, PVOil phấn đấu có được 1,550 cửa hàng xăng dầu (tức tăng thêm 1,050 cửa hàng, trong đó có khoảng 840 cửa hàng được mua lại hoặc đầu tư mới và 200 cửa hàng còn lại được thuê để kinh doanh), tổng sản lượng bán lẻ sẽ đạt khoảng 2.36 triệu m3 vào 2020 và chiếm khoảng 35% tổng sản lượng kinh doanh vào năm 2022. Cùng với việc mua bán sáp nhập, PVOil đặt mục tiêu thị phần tăng từ 22% hiện nay lên 35%. 

Kế hoạch sản xuất của PVOil thời gian tới

Với giả thiết đặt ra giá dầu ở mức 50 USD/thùng, thuế nhập khẩu bình quân 15% với xăng và 2% với dầu, PVOil đặt kế hoạch 5 năm tới như sau:

Minh An

Fili

Các tin tức khác

>   GMD: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 9 (21/12/2017)

>   BRC điều chỉnh giảm 14% kế hoạch lãi 2017 xuống mức 14.4 tỷ đồng (21/12/2017)

>   11 tháng, FPT báo lãi ròng 1,958 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ (21/12/2017)

>   TRA: Dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch lãi 242 tỷ đồng, tập trung phát triển tân dược (21/12/2017)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 20/12/2017 (21/12/2017)

>   FLC: Nghị quyết HĐQT về việc chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2016 (21/12/2017)

>   CMW: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017 (21/12/2017)

>   Đính chính họp ảo, công bố Chủ tịch qua đời, NDF "xanh xao" giảm sàn 2 phiên (21/12/2017)

>   CC1: Nghị quyết HĐQT (21/12/2017)

>   BSP: Nghị quyết HĐQT (21/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật