Thứ Sáu, 15/12/2017 13:14

“Ông lớn” ngàn tỷ KCN Hiệp Phước vừa lên sàn đã muốn huy động vốn 1,100 tỷ lập công ty mở rộng quỹ đất

Mục đích cho phương án huy động vốn lần này là nhằm thành lập công ty đầu tư vốn 1,450 tỷ đồng để mở rộng quỹ đất.

“Ông lớn” 1,000 tỷ KCN Hiệp Phước tiếp tục muốn huy động 1,100 tỷ qua trái phiếu.

Được biết, đây là một trong những nội dung quan trọng mà CTCP Khu Công nghiệp (KCN) Hiệp Phước (UPCoM: HPI) sẽ trình cổ đông tại ĐHĐCĐ bất thường sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 20/12/2017.

Về việc phương án huy động, HPI kế hoạch phát hành tối đa 1,100 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được bảo đảm bằng tài sản. Ngày phát hành dự kiến trong năm 2018, ngày đáo hạn vào năm 2023, tức 5 năm kể từ ngày phát hành.

Tổng lượng trái phiếu phát hành theo đó là 1,100 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, lãi suất áp dụng sẽ là lãi suất thả nổi. Đối tượng phát hành sẽ là các tổ chức, tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư cá nhân. Mục đích phát hành nhằm tăng quy mô hoạt động, mà sâu xa là thành lập Công ty TNHH MTV Đầu tư Hiệp Phước (HPIC) - 100% vốn thuộc HPI.

Về chi tiết, HPI dự kiến thành lập Đầu tư Hiệp Phước trong quý 4/2017 có vốn điều lệ 1,450 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ HPI dự kiến dùng 350 tỷ đồng tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời huy động thêm 1,100 tỷ đồng nữa để bổ sung vốn cho HPIC từ việc phát hành trên.

Đẩy mạnh mở rộng quỹ đất

Lý giải rõ hơn về kế hoạch thành lập HPIC, HĐQT Công ty phân trần: “HPI là chủ đầu tư dự án KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với tổng diện tích 908.4 ha, trong đó tỷ lệ cho thuê KCN Hiệp Phước giai đoạn 1 là 99% và giai đoạn 2 là 34.13% diện tích thương phẩm. Với kế hoạch cho thuê đất của dự án KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 thì đến năm 2018 dự án KCN Hiệp Phước giai đoạn 3 sẽ hoàn thành công tác xây dựng, đến 2020 về cơ bản sẽ hoàn thành cơ bản việc cho thuê đất”.

Do đó, nhu cầu phải có một quỹ đất dự trữ trong tương lai để Công ty tiếp tục phát triển, đặc biệt là trong tình hình quỹ đất KCN ngày càng thu hẹp, giá đất ngày càng tăng cao và các chính sách có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới thì việc có một quỹ đất lớn dành cho tương lai là cần thiết và cấp bách tạo ra cơ hội đầu tư tiềm năng đối với HPI.

Theo kế hoạch, công ty 100% vốn sẽ trực tiếp thực hiện công tác lập thủ tục đầu tư mới; hoặc, mua bán chuyển nhượng dự án từ các nhà đầu tư đã được phê duyệt dự án nhưng chưa thực hiện đầu tư; hoặc thực hiện mua bán/sáp nhập doanh nghiệp tiềm năng, đang hoạt động và có cùng ngành nghề với HPI, phù hợp chiến lược với chiến lược của công ty mẹ.

Một điểm đáng chú ý khác, các dự án đầu tư của HPIC nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của TPHCM và các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tài có kết nối giao thông đường bộ hoặc bằng đường biển thông qua các cảng biển lớn như Hiệp Phước, Thị Vãi.

HPI hiện là một trong những đại gia KCN sở hữu quỹ đất lớn

KCN Hiệp Phước được thành lập vào tháng 6/2007 từ một bộ phận trực thuộc dự án KCN Hiệp Phước, có tổng diện tích quy hoạch 1,686 ha chia làm 3 giai đoạn quy hoạch, và là doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có diện tích đất quản lý lớn thứ 6 trên toàn thị trường.

Mới đây vào ngày 05/10/2017, toàn bộ 60 triệu cổ phiếu HPI của KCN Hiệp Phước đã chính thức giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 16,000 đồng/cp. Hiện, giá cổ phiếu HPI đang đi ngang tại mức 20,000 đồng/cp (15/12).

Sau hơn 10 năm hoạt động, hiện HPI là một trong những đơn vị kinh doanh KCN có quỹ đất rộng lớn trên thị trường, xắp xỉ 2,000 ha.

Theo như Bản công bố thông tin, kế hoạch cho giai đoạn tới, Công ty định hướng mở rộng kinh doanh bằng hình thức góp vốn thành lập CTCP Cảng Hiệp Phước, CTCP Tiếp Vận – Hiệp Phước cũng như tham gia các dự án tại Long An (HPI dự kiến đầu tư từ 500 ha đến 1000 ha tại Cần Giuộc, Long An. Nếu được Công ty mẹ (IPC) phê duyệt, đến năm 2020, Công ty sẽ bắt đầu triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng).

* Đón cú hích mới, cổ phiếu bất động sản có dự án quanh sân bay Long Thành vào sóng mới?

Trên thực tế, nhiều ông lớn trong ngành khác cũng đã, đang và sẽ phát triển mạnh quỹ đất trong tương lai. Điểm lại một số tên tuổi có tiếng, Tín Nghĩa đang có gần 736 ha đất khu công nghiệp tập trung tại KCN Nhơn Trạch 3, KCN Tân Phú, KCN Tam Phước và KCN Biên Hòa. Ngoài ra, Công ty đang triển khai dự án đầu tư đối với 1,390 ha đất.

Hay Sonadezi 2 hiện đang sở hữu 2 khu công nghiệp quy mô lớn là KCN Biên Hòa 1 quy mô 335 ha, KCN Biên Hòa 2 quy mô 365 ha. Chưa hết, Sonadezi còn tham gia đầu tư một số KCN lớn khác như: KCN Amata quy mô 361 ha (liên doanh với nhà đầu tư từ Thái Lan), KCN Gò Dầu 184 ha, KCN – Đô thị Châu Đức (Bà Rịa, Vũng Tàu) quy mô 2,200 ha...

Lãi ròng 2017 ước đạt 87 tỷ đồng, chỉ thực hiện 90% chỉ tiêu

Một thông tin khác cũng dự kiến được trình cổ đông trong Đại hội sắp tới, HPI dự kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Về tình hình cho thuê lại đất KCN, HPI cho biết ước năm 2017 chỉ cho thuê tổng cộng 49 ha, đạt 49% kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên 2017 thông qua. Nguyên nhân chủ yếu do các khách hàng lớn chưa ký hợp đồng thuê đất trong năm 2017 do vướng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư từ các cơ quan chuyên ngành. Ngoài ra, HPI cũng chủ trương giữ lại quỹ đất chờ kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện với KCN Hiệp Phước sẽ làm gia tăng giá trị sản phẩm của HPI; chủ trương lựa chọn các nhà đầu tư uy tín, công nghệ cao, sạch có danh danh tiếng đầu tư vào KCN Hiệp Phước.

Theo đó, HĐQT trình cổ đông thông qua điều chỉnh kế hoạch kinh doanh giảm diện tích cho thuê năm 2017 từ 100 ha xuống còn 49 ha. Lợi nhuận sau thuế điều chỉnh xuống còn 87.4 tỷ đồng từ mức 97 tỷ đồng mà ĐHĐCĐ đã thông qua trước đó.

Hiếu Nguyễn

FiLi

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương: "Đại gia ngõ hẻm" Vietnam Beverage có quyền mua 51% cổ phần Sabeco (14/12/2017)

>   Tái cơ cấu TKV: Thoái vốn và sắp xếp lại hàng loạt doanh nghiệp (14/12/2017)

>   Tecgroup dự chi 53 tỷ đồng để tăng sở hữu Xây dựng 108 Trường Thành lên 89% (14/12/2017)

>   UBCKNN chấp thuận việc chào bán cổ phần riêng lẻ và vốn hóa nợ của HNG (14/12/2017)

>   VHG sắp thoái gần 723 tỷ đồng vốn tại Phát triển BĐS Tây Hồ Tây (14/12/2017)

>   Lộ diện 12 cá nhân dự kiến chi 1,000 tỷ đồng gom cổ phiếu TTF trong đợt phát hành thêm tháng 12 (14/12/2017)

>   ACV sẽ thoái 20% vốn nhà nước vào 2018 (13/12/2017)

>   BTU xin ý kiến thông qua việc UBND Bến Tre bán 24% vốn (13/12/2017)

>   Ai mua Sabeco? (13/12/2017)

>   LHC: Trình làng hai phương án huy động vốn giá thấp nhưng đều thất bại (12/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật