Thứ Sáu, 29/12/2017 21:22

Hàng loạt vi phạm tại Vietcombank

Ngày 29/12/2017, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo kết luận số 3216/TB-TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB).

Theo đó, nội dung thanh tra là về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính, mua sắm tài sản của Vietcombank, tập trung vào một số nội dung chính là cho vay, xử lý rủi ro, bán nợ, cơ cấu nợ, việc tăng vốn, thoái vốn đầu tư, việc mua sắm thiết bị tin học.

Về ưu điểm, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngân hàng này có tốc độ tăng trưởng tài sản cao, vấn đề chất lượng tín dụng được chú trọng, các hệ số an toàn được đảm bảo, thu hồi nợ ngoại bảng đạt kết quả tốt, các hoạt động dịch vụ tăng trưởng tốt, lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, các tỷ suất sinh lời đạt khá tốt.

Sau đây là những khuyết điểm, vi phạm trong hoạt động tín dụng của Vietcombank:

Về thẩm định, phê duyệt cho vay: Một số hồ sơ tín dụng có hồ sơ pháp lý khách hàng, pháp lý dự án không đầy đủ; thẩm định hồ sơ vay vốn, năng lực tài chính thiếu chính xác; báo cáo thẩm định chưa phân tích và đánh giá khả năng trả nợ, nguồn trả nợ, hiệu quả dự án, phương án vay vốn; thẩm định xác định hạn mức tín dụng, vòng quay vốn, thời hạn cho vay, nguồn vốn tự có, vốn huy động khác chưa đủ cơ sở, thiếu chính xác…

Về giải ngân vốn vay: Một số hồ sơ tín dụng giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; chứng từ giải ngân không đầy đủ; giải ngân cho vay mới trả khoản vay cũ hoặc trả lãi vay; có trường hợp giải ngân không kiểm tra, kiểm soát các hóa đơn chứng từ (kiểm tra bản gốc của hóa đơn bán hàng), dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị hóa đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.

Về kiểm tra sử dụng vốn vay: Một số hồ sơ tín dụng các chi nhánh thực hiện kiểm tra không đầy đủ theo quy định; nội dung kiểm tra chung chung, sơ sài, chưa đầy đủ, chưa kiểm tra cụ thể về sổ sách kế toán, chưa đề cập các thông tin về tình hình kinh doanh, đánh giá dòng tiền, dẫn đến Ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vôn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

Về tài sản đảm bảo: Một số hồ sơ tín dụng nhận thế chấp tài sản đảm bảo (TSĐB) không đủ điều kiện theo quy định; việc định giá lại TSĐB chưa theo quy định; hợp đồng thế chấp tài sản không có công chứng…

Về phân loại nợ: Một số hồ sơ tín dụng thực hiện xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và cơ cấu nợ chưa đúng quy định tại Quyết định 780 và công văn 2506.

Về xử lý rủi ro: Một số hồ sơ xử lý rủi ro có nguyên nhân từ việc khi cho vay Vietcombank đã vi phạm các quy định của hoạt động tín dụng. Sau khi xử lý rủi ro còn chưa có biện pháp kiên quyết, phù hợp để thu hồi nợ (như phát mại tài sản, bán nợ...).

Vi phạm trong hoạt động bán nợ, Vietcombank ban hành các quyết định việc mua bán nợ không rõ ràng, không cụ thể, dẫn đến trong quá trình thực hiện có sự nhầm lẫn giữa các bước như đăng thông tin bán nợ trên phương tiện thông tin đại chúng, thuê đơn vị thẩm định giá, để xác định giá trị khoản nợ làm cơ sở xác định giá bán nợ sau khi Ngân hàng đã thỏa thuận với khách hàng về giá bán.

Đồng thời, VAMC ủy quyền cho Vietcombank bán các khoản nợ theo hình thức thỏa thuận trực tiếp với khách hàng khi chưa thực hiện đấu giá là chưa đúng với quy định.

Về hoạt động đầu tư tài chính, việc góp vốn, mua cổ phần của Vietcombank chưa phù hợp với Thông tư 36.

Bên cạnh đó, Vietcombank có cổ phần sở hữu tại Gentraco (từ tháng 7/2006 - 10/2014) và tổ chức tín dụng là MB (từ năm 1994) nhưng doanh nghiệp lại là cổ đông hoặc công ty con của TCTD lại là cổ đông của Vietcombank (Gentraco tháng 7/2010, VCBS tháng 7/2006, MBS tháng 12/2013) là chưa đúng quy định của Luật TCTD.

Vietcombank còn chậm thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành và những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.

Ngoài ra, hiệu quả đầu tư còn chưa tương xứng với việc tăng vốn đầu tư trong giai đoạn 2014-2015: giá trị đầu tư tăng (năm 2014 là 5,170 tỷ đồng, năm 2015 là 5,375 tỷ đồng), nhưng thu nhập từ cổ tức lại giảm (năm 2014 là 438 tỷ đồng, tương ứng 8.48%; năm 2015 là gần 266 tỷ đồng, tương ứng 4.94%).

Trong hoạt động mua sắm tài sản. Kiểm tra 2 gói thầu công nghệ thông tin cho thấy Vietcombank thực hiện chưa đúng quy trình và nội dung đầu tư, các yêu cầu về an toàn, bảo mật; năng lực của cán bộ thực hiện dự án chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ về chuyên môn kỹ thuật...; chưa kiểm soát chặt chẽ đối với nhà thầu dẫn đến ngay sau khi trúng thầu và hợp đồng được ký két, các nhà thầu đã chuyển nhượng cho đơn vị khác thực hiện mà Vietcombank không nắm được. Đến thời điểm thanh tra gói thầu "Mua sắm giải pháp Flash caching cho hệ thống máy chủ" chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng.

* Toàn văn Thông báo Kết luận có tại bản đính kèm: 2-2017-cq-3216-1.pdf

Thái Hương

Fili

Các tin tức khác

>   Giữa ghế nóng ngân hàng và doanh nghiệp, nhiều sếp lớn chọn làm banker (29/12/2017)

>   Nhà băng thiệt hại gần 4.800 tỷ, sếp cũ ở GPBank lĩnh 5 năm tù (29/12/2017)

>   VinaCapital đã rót 22 triệu USD vào HDBank (29/12/2017)

>   BacABank sẽ phát hành 46.2 triệu cp trả cổ tức và chào bán riêng lẻ 3.79 triệu cp (29/12/2017)

>   NHNN sửa đổi Thông tư 36 về giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD (29/12/2017)

>   Một ngân hàng TPHCM thưởng Tết dương lịch tới 1,5 tỷ đồng (29/12/2017)

>   Ngân hàng SCB hợp tác toàn diện với Hong Kong Huarong Financial (29/12/2017)

>   Eximbank tiếp tục "rải rác" thoái vốn Sacombank, giảm sở hữu xuống 7.94% vốn (29/12/2017)

>   DATC đấu giá bất thành khoản nợ phải thu hơn 320 tỷ tại CTCP Du lịch Tân Phú (29/12/2017)

>   Nhiều dự án khủng siết nợ xong bán không được (29/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật