Thứ Sáu, 08/12/2017 13:51

Đến lượt Indonesia cấm các công ty fintech sử dụng tiền ảo

Ngân hàng Trung ương Indonesia (Bank Indonesia) sẽ cấm các công ty công nghệ tài chính (fintech) sử dụng các đồng tiền ảo trên nền tảng của mình trong bối cảnh cơn sốt về Bitcoin trên toàn cầu tiếp tục thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư.

Lệnh giới hạn trên (vốn có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017) không áp dụng cho toàn bộ giao dịch tiền ảo, Phó Thống đốc NHTW Indonesia, Sugeng, cho biết trong ngày thứ Năm. Thay vào đó, lệnh cấm sử dụng tiền ảo trong giao dịch chỉ là một phần của bộ quy định mới dành cho các công ty fintech.

Iwan Junanto Herdiawan, Trưởng Bộ phận Fintech tại NHTW Indonesia, cho hay: “Theo như chúng tôi quan sát, tiền kỹ thuật số biến động quá dữ dội và không ai có thể đảm bảo về diễn biến của tiền ảo vì chúng không có cơ sở. Không ai có thể giám sát cũng như chịu trách nhiệm về tiền ảo. Vì thế, rủi ro là khá cao và có thể lan truyền nhanh”.

Mặc dù việc sử dụng tiền kỹ thuật số ở Indonesia tương đối nhỏ, nhưng động thái kiểm soát lên các giao dịch tiền ảo có thể giáng thêm một đòn nặng nề vào thị trường tiền kỹ thuật số. Động thái trên còn củng cố vị thế của NHTW Indonesia, theo đó đồng Rupiah sẽ là đồng tiền duy nhất có thể được sử dụng là phương tiện thanh toán hợp pháp ở quốc gia có quy mô lớn nhất Đông Nam Á này.

Lo ngại về rủi ro

Các nhà hoạch định chính sách của Indonesia đang lo ngại về các tác động tiềm tàng của các đồng tiền kỹ thuật số đến hệ thống tài chính nước mình, bao gồm cả tác động lên lạm phát và chính sách tiền tệ. Ngoài ra, NHTW Indonesia cũng bày tỏ nỗi lo về khả năng sử dụng tiền ảo như là một kênh tài trợ cho khủng bố hoặc sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp khác.

Đà leo dốc ấn tượng của các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư Indonesia, Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, nhận định. “Chúng tôi không muốn thấy đồng tiền này chuyển thành một hoạt động đầu cơ hoặc bong bóng – một điều có thể dẫn tới rất nhiều mất mát”, bà cho biết.

Chưa hết, NHTW này còn e dè trước các tác động tiềm ẩn của 1 đồng tiền không bị kiểm soát đến nền kinh tế, bao gồm cả việc làm gia tăng áp lực lạm phát, Trợ lý Thống đốc Dody Budi Waluyo cho biết trong ngày thứ Tư. “Việc sử dụng Bitcoin – vốn không hề bị kiểm soát – có thể gây ra rủi ro và NHTW có thể phải bơm thêm thanh khoản vào thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng tới thị trường và tính ổn định của nó”, ông cho hay.

Oscar Darmawan, Giám đốc điều hành (CEO) của Bitcoin Indonesia – Công ty điều hành một sàn giao dịch tiền ảo, cho biết công ty không hề không bị ảnh hưởng bởi các nỗ lực ngăn cản việc sử dụng tiền ảo. “Công ty vẫn hoạt động bình thường vì chúng tôi là một công ty nghiêng về Blockchain nhiều hơn là Bitcoin”, ông nói rõ.

Thị trường tiền ảo ở Indonesia có quy mô tương đối nhỏ và chỉ bằng 1% của thị trường Nhật Bản, ông Darmawan cho hay. Được biết, Bitcoin Indonesia chỉ có khoảng 650,000 thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ.

Tuy nhiên, không phải quan chức nào ở Indonesia cũng ủng hộ lệnh cấm trên. Tom Lembong, người đứng đầu Ban Đầu tư của Indonesia, tỏ ra rất ủng hộ các đồng tiền kỹ thuật số.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Bitcoin sẽ len lỏi vào giao dịch bất động sản tại Việt Nam? (08/12/2017)

>   Các ngân hàng lớn lên tiếng cảnh báo về mối nguy cơ từ hợp đồng tương lai Bitcoin (08/12/2017)

>   Bitcoin ngày 8/12: Giá rớt mốc 15,000 USD trên sàn CoinDesk (08/12/2017)

>   Bitcoin có lúc vượt mốc 19,000 USD trước khi tụt dốc trở lại (08/12/2017)

>   Mới vượt ngưỡng 14,000 USD không lâu, Bitcoin lại đột phá mốc 15,000 USD (07/12/2017)

>   Vì sao người Hàn Quốc say mê Bitcoin? (07/12/2017)

>   Xuất hiện vụ tấn công mạng vào nền tảng đào Bitcoin, có thể mất hơn 60 triệu USD (07/12/2017)

>   Hàn Quốc cấm giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin (07/12/2017)

>   Bitcoin tăng như vũ bão và vượt mốc 14,000 USD (07/12/2017)

>   2 sự kiện nào sẽ khiến Bitcoin tụt dốc? (06/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật