Thứ Ba, 26/12/2017 17:54

Công nghệ đang làm thay đổi những gì đến lĩnh vực tài chính - kế toán của Ngân hàng Thương mại?

Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi vai trò truyền thống của người làm kế toán tài chính. Giờ đây, công việc của họ là cung cấp những thông tin quản trị hữu ích và đưa ra các ý kiến tham mưu, cố vấn để người lãnh đạo ra các quyết định chiến lược thay vì đo đếm tài sản như cách làm truyền thống trước đây.

Đây là nội dung được đề cập tại hội thảo “Ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ đến lĩnh vực Kế toán - Tài chính Ngân hàng Thương mại” tổ chức ngày 21/12/2017, do Smart Train phối hợp cùng Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) với sự hỗ trợ từ PwC Việt Nam.

Hội thảo “Ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ đến lĩnh vực Kế toán - Tài chính Ngân hàng Thương mại” tổ chức ngày 21/12.

Ảnh hưởng của làn sóng công nghệ 4.0 đến nghề kế toán - tài chính

Theo một khảo sát gần đây của Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA, nhân sự làm kế toán - tài chính thường dành đến 66% thời gian để xử lý chứng từ, sổ sách. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sẽ dần thay thế các công việc thủ công này, từ đó số lượng nhận sự kế toán - tài chính của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

Ông Joshua Heniro, Giám đốc Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA), khu vực Đông Nam Á cho rằng, trước giờ vai trò của người làm kế toán là ghi nhận các giao dịch và cung cấp các số liệu tài chính về doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ như các phần mềm kế toán, các hệ thống ERP, trí thông minh nhân tạo đã làm thay đổi vai trò truyền thống này. Giờ đây, công việc của người làm kế toán - tài chính là cung cấp những thông tin quản trị hữu ích và đưa ra các ý kiến tham mưu, cố vấn để người lãnh đạo ra các quyết định chiến lược thay vì đo đếm tài sản như cách làm truyền thống trước đây.

Với xu hướng phát triển của công nghệ, vai trò của người làm Kế toán - Tài chính, đặc biệt là Kế toán quản trị đang dần trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp. Bà Trần Thị Xuân Mùi - Phó Giám đốc Smart Train, đơn vị được ủy quyền đào tạo CMA tại Việt Nam cho biết thêm, vai trò của người làm kế toán - tài chính đang dần thay đổi bởi ảnh hưởng của công nghệ, do đó, họ cần nâng cao năng lực và trang bị cho bản thân những kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, quản trị rủi ro, ra quyết định… mà máy tính không thể thay thế được.

Với riêng bộ phận Kế toán quản trị, bà Mùi chia sẻ vai trò của bộ phận này ngày càng trở nên quan trọng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thành lập riêng bộ phận Kế toán quản trị nhưng họ gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng nhân sự được đào tạo bài bản về kế toán quản trị.

Vai trò của tài chính kế toán trong lĩnh vực ngân hàng

Các rủi ro chính trong một ngân hàng bao gồm: Rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Để hạn chế rủi ro này, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã giới thiệu một loạt các hiệp ước về vốn mới, bao gồm Basel I 1988 (được xây dựng để xử lý rủi ro tín dụng bằng việc đưa ra Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu tính căn cứ vào vốn cấp 1, cấp 2 và tài sản theo trọng số rủi ro), Basel II 2004 (phát triển bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động được tiếp cận theo nhiều cấp độ), Basel III 2010 (được nâng cấp để xử lý cuộc khủng hoảng Nợ dưới chuẩn 2008 nhấn mạnh vào thanh khoản) và Basel IV 2020 (yêu cầu tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu cao hơn, nhấn mạnh vào việc đơn giản hoá/tiêu chuẩn hoá mô hình rủi ro).

Khung quản trị rủi ro trong ngân hàng

 

Trong bộ phận tài chính - kế toán của các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng, Giám đốc tài chính (CFO) là người đóng vai trò quyết định. Vai trò CFO cũng đã dần thay đổi trong nhiều năm qua. Ban đầu là xoay quanh việc tạo ra và phân tích các báo cáo tài chính, tuy nhiên tốc độ phát triển công nghệ dần tin học hóa chức năng của kế toán đã giúp CFO tập trung nhiều hơn vào vai trò và trách nhiệm của mình.

Theo chia sẻ của ông Phạm Hải Âu - Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách Chiến lược và Tài chính Tập đoàn Phú Quý kiêm Thành viên HĐQT độc lập CTCP Tài chính Xi măng và cũng từng đảm nhiệm các vị trí liên quan đến quản lý rủi ro tại nhiều ngân hàng, các CFO hiện nay sẽ tập trung vào 4 vai trò chính:

- Người Kết nối: Tương tác với tất cả hoạt động trong tổ chức để triển khai các mục tiêu chiến lược và tài chính đồng thời tạo lập văn hoá rủi ro thông minh.

- Chiến lược gia: Tham gia xây dựng định hướng kinh doanh chiến lược về khía cạnh tài chính, chiến lược về M&A, nguồn vốn, thị trường vốn và các chiến lược dài hạn khác cần thiết cho tổ chức.

- Người vận hành: Cân bằng năng lực, nguồn nhân tài, chi phí và các cấp độ dịch vụ để đám ứng hiệu quả tài chính của tổ chức

- Quản gia: Bảo vệ và bảo toàn các tài sản có giá trị của tổ chức, báo cáo chính xác các trạng thái tài chính của doanh nghiệp phục vụ nội bộ và các bên có liên quan bên ngoài.

Thu Phong

FiLi

Các tin tức khác

>   Nhật Bản muốn ký TPP-11 vào tháng 3/2018 (26/12/2017)

>   Công bố 8 danh mục cao tốc Bắc - Nam với vốn đầu tư 104.000 tỷ (26/12/2017)

>   Mỗi người Việt chi 1,3 triệu đồng tiền thuốc trong năm 2017 (26/12/2017)

>   Nhật Bản lấy lại "ngôi vương" nhà đầu tư FDI tại Việt Nam (26/12/2017)

>   VNPT: Lợi nhuận hợp nhất 2017 đạt hơn 5,000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước (25/12/2017)

>   Phá kỷ lục, gần 127.000 doanh nghiệp lập mới năm 2017 (25/12/2017)

>   Dán lệnh truy nã Vũ "nhôm" khắp Đà Nẵng (25/12/2017)

>   Dâu Tằm tơ Việt Nam thắp sáng tuần Văn hóa Trà - Tơ lụa Bảo Lộc (25/12/2017)

>   Bài học đội vốn metro (25/12/2017)

>   Bí thư Lạng Sơn làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí (24/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật