Thứ Ba, 05/12/2017 08:17

Cổ phiếu ngân hàng: Thế nước đang lên!

Gần đây nhất, HDBank dự kiến chào bán cổ phần cho 8 đối tác ngoại và nhiều nhà đầu tư trong nước với giá trên 3x, gấp 3 lần so với thời điểm đầu năm, góp phần đẩy nhanh thế nước đang lên đối với các cổ phiếu ngành ngân hàng.

Càng gần về cuối năm 2017, cổ phiếu ngành ngân hàng càng thể hiện độ nóng. Cổ phiếu VCB trở thành “nồi cơm” ngon của nhiều nhà đầu tư sau 2 năm yên vị quanh ngưỡng 37,000 đồng/cp nay đã vọt lên mức 49,000 đồng/cp. Một số mã ngân hàng khác như ACB cũng tăng mạnh so với đầu năm từ 18,000 đồng/cp lên hơn 35,000 đồng/cp, MBBBID từ 13,000 đồng/cp lên hơn 25,000 đồng/cp… Trên thị trường tự do OTC, cổ phiếu OCB hay PGBank của Ngân hàng Phương Đông và Ngân hàng Xăng dầu Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi để vượt mệnh giá, hay TPBank tăng từ 7,000 đồng/cp lên 20,000 đồng/cp.

Trái hẳn với vài năm về trước, khi mà nhiều nhà đầu tư luôn than thở, cổ đông thì phiền muộn bởi giá cổ phiếu ngân hàng không những liên tục giảm mà thanh khoản lại bèo bọt, nên muốn thoát hàng dù là chịu lỗ cũng không phải dễ dàng. Đối với nhóm ngân hàng chưa niêm yết, điệp khúc lên sàn luôn được nhà đầu tư nhắc đi nhắc lại trong các kỳ ĐHĐCĐ thường niên. Trong bối cảnh đó, HĐQT nhiều ngân hàng vẫn lần lữa khước từ với lý do chưa phải thời điểm thích hợp, hoặc cũng đưa việc niêm yết cổ phiếu vào kế hoạch nhưng lộ trình cụ thể lại để hờ.

Việc tăng vốn của nhiều nhà băng giai đoạn trước cũng trầy trật với tỷ lệ thành công rất thấp, thậm chí nhiều cổ đông còn “chê” việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và “đòi” tiền mặt.

Đến năm 2017 này tình hình có vẻ đã sáng sủa hơn, hàng loạt các thông tin tốt hỗ trợ cho ngành ngân hàng như kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, Nghị quyết về xử lý nợ xấu được thông qua, có thêm khung pháp lý cho các ngân hàng bán nợ và xử lý nợ xấu… Một số ngân hàng nhỏ và tầm trung đã tranh thủ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM như Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank, KLB), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIBank, VIB) hay Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, LPB). Trong đó, VIB khá nổi trội, quyết định lên UPCoM hồi đầu năm với giá tham chiếu 17,000 đồng/cp và hiện đang quanh ngưỡng 22,500 đồng/cp.

Trên sàn HOSE, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, VPB) cũng được săn đón, đặc biệt là về phía nhà đầu tư nước ngoài khi thường xuyên trong tình trạng hết room ngoại. Tân binh mới này thậm chí có những thời điểm ghi nhận mức giá cổ phiếu vượt mặt đàn anh đàn chị lão làng trong giới ngân hàng niêm yết. Giá VPBank hiện giao dịch ở trên mức 40,000 đồng/cp.

Mới đây Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Phát triển TPHCM (HDBank) cũng đã công bố chính thức kế hoạch lên sàn HOSE. Trong đó HDBank đã đề nghị VSD bảo lưu mã chứng khoán HDB để chuẩn bị cho công cuộc đổ bộ lên HOSE dự kiến vào tháng 1/2018.

Đáng chú ý là trước khi lên sàn, HDBank đang thực hiện tăng vốn thông qua việc chào bán riêng lẻ cổ phần (phần lớn là phát hành mới và một số ít còn lại là chào bán từ cổ đông hiện hữu). Theo nguồn tin riêng, HDBank đã chốt giá chào bán trên mức 3x, trong đó có sự tham gia của 8 nhà đầu tư nước ngoài, phần còn lại sau khi khối ngoại tham gia mua sẽ chào bán cho các nhà đầu tư trong nước.

Một hiện tượng phát hành cổ phiếu khác gần đây là của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong đợt 1 với khối lượng 70 triệu cp (mặc dù cổ đông hiện hữu gom 75% nhưng 25% còn lại cũng đã phân phối xong cho những nhà đầu tư khác) với giá 30,000 đồng/cp.

Với HDBank hay Techcombank, giá 3x này đã cao gấp 2-3 lần so với thời điểm gần giữa năm 2017. Trước đó vào cuối năm 2016 trên OTC, HDBank được rao bán tầm khoảng 6,000 đồng/cp, còn Techcombank nằm khoảng 15,000 đồng/cp từ giữa năm 2016. Hay không nói đâu xa, tại lúc gần giữa năm nay, một cổ đông khác của HDBank là Công ty D2D vừa đấu giá với mức trúng thầu nhích lên 10,000 đồng/cp.

Không chỉ sôi động trên sân chơi phát hành mới cổ phiếu ngân hàng mà các giao dịch đấu giá phần cổ phần hiện tại của cổ phiếu ngân hàng cũng nhộn nhịp hẳn so với trước. Thời gian này, một cổ đông của HDBank là Tổng công ty Cao su Đồng Nai thực hiện đấu giá lượng 1.36 triệu cp đang nắm giữ với giá khởi điểm 24,000 đồng/cp.

Mới đây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) vừa thoái xong toàn bộ 13.25 triệu cp nắm giữ tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, SGB) rất ấn tượng. Nhà đầu tư tranh mua với giá mua thành công bất ngờ, đẩy lên 20,100 đồng/cp (giá khởi điểm 12,550 đồng/cp). Trước đó vào cuối năm 2016, cổ phiếu Saigonbank được chuyển nhượng thông qua đấu giá cũng chỉ khoảng 10,000 đồng/cp (thậm chí năm 2015 chào bán dưới mệnh giá nhưng vẫn không có ai mua).

Sau Saigonbank, Vietcombank đang tiếp tục chào bán đấu giá 18.9 triệu cp Ngân hàng Phương Đông (OCB) với giá khởi điểm 13,000 đồng/cp.

Diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng trên HOSE, HNX và UPCoM 1 năm nay

Minh Hằng

FiLi

Các tin tức khác

>   Ngân hàng đang cho các doanh nghiệp đầu tư dự án BOT vay vốn thế nào? (05/12/2017)

>   Ông Phạm Quang Tùng thôi giữ chức Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Việt Nam (04/12/2017)

>   VIB: Vợ Phó Tổng Giám đốc đã mua gần 1.4 triệu cp (04/12/2017)

>   Vì sao bảo hiểm tiền gửi chỉ trả tối đa 75 triệu đồng? (04/12/2017)

>   Ba ngân hàng 0 đồng chưa được cấp vốn điều lệ bổ sung (04/12/2017)

>   Hai thương hiệu vàng trong nước cùng trượt giảm phiên đầu tuần (04/12/2017)

>   Kiến nghị rút ngắn thời gian treo doanh nghiệp trong 'danh sách đen' (04/12/2017)

>   Tiền 100 đồng bán với giá cao gấp hàng trăm lần (04/12/2017)

>   Quan trọng là minh bạch về mục đích (03/12/2017)

>   Sửa quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (02/12/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật