Thứ Ba, 14/11/2017 15:14

Nhịp đập thị trường 14/11: Mốc 880 điểm được bảo toàn

Một số Bluechip ghi nhận nhịp hồi phục giúp VN-Index gia tăng nhẹ về cuối phiên. Nhờ đó đã giúp mốc 880 điểm của VN-Index được bảo toàn. 

VN-Index kết phiên giao dịch tăng nhẹ hơn 1.5 điểm tương đương 0.18% dừng tại mức 880.90 điểm. HNX-Index cũng tăng nhẹ 0.26% neo tại 107.06 điểm.

Tổng thanh khoản trên hai sàn đạt hơn 211 triệu cp, tương ứng hơn 5,638 tỷ đồng khớp lệnh. VRE là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất trên thị trường với hơn 15.4 triệu cp khớp lệnh trong phiên hôm nay.

VN-Index vẫn chịu cảnh giằng co mạnh trong phiên chiều. Tuy nhiên, chuyển biến tích cực từ một số Bluechip lớn như VRE, HPG, GAS cùng nhóm ngân hàng với CTG, VCB, BID… đã giúp VN-Index hồi phục trở lại về cuối phiên, nhờ đó giúp mốc 880 điểm được bảo toàn thành công.

HNX-Index cũng rung lắc mạnh trong phiên chiều trước đà suy giảm của nhóm Dầu khí và Bảo hiểm. Chỉ số chính kết phiên có được sắc xanh tích cực nhờ vào ACB, VCG, SHB… Đây cũng là các mã có giá trị giao dịch lớn nhất trên sàn này.

Khối ngoại mua ròng hơn 110 tỷ trên sàn HOSE và 20.86 tỷ đồng trên HNX. Giao dịch của khối ngoại có đóng góp lớn từ giao dịch thỏa thuận của VNM và VRE trong phiên hôm nay.

14h: Thiếu lực, hai sàn đảo chiều

Diễn biến sau hơn 60 phút đầu phiên chiều đã có phần tiêu cực trở lại khi các chỉ số quay đầu giảm điểm trước sự suy yếu của lực cầu trên thị trường.

Đà chững lại của nhóm cổ phiếu trụ hiện tại khiến VN-Index không thể duy trì lực bứt phá như như thời điểm cuối phiên sáng. Nguyên nhân chủ yếu cho sự đảo chiều của các chỉ số chủ yếu đến từ sự rút lui của bên mua. Nhóm trụ với VRE, HPG, MWG, CTG, ROS… đều hạ nhiệt và thoái lùi khá nhanh. Lực bán cũng đang gia tăng tại các mã Large Cap khác như MSN, VIC

Nhóm ngành bán lẻ đạt mức tăng trưởng cao nhất thị trường (+2.65%) với 2 trụ cột chính là MWG và FPT. Ngành chăm sóc sức khỏe (+1.41%) và ngành ngân hàng (+1.66%) cũng ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Ở chiều ngược lại, nhóm ngành thực phẩm-đồ uống giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 1.94% chủ yếu xuất phát từ áp lực điều chỉnh từ VNM.

Ngành sản phẩm cao su giảm 1.68% khi các đại diện trong nhóm như DRC, CSM đồng loạt điều chỉnh trở lại. Riêng DRC dù điều chỉnh nhưng vẫn đang được hỗ trợ tại vùng gap 22,000-22,500 được hình thành trong phiên hôm qua.

Triển vọng dài hạn của ngành săm lốp cũng để lại nhiều lo ngại trước những khó khăn từ khả năng cạnh tranh của sản phẩm săm lốp Trung Quốc. Cụ thể, trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 12/11 vừa qua, hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng với các thỏa thuận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe là một trong các nội dung chính. Cần nhớ lại rằng trong tháng 04/2017, Guizhou Tyre – nhà sản xuất săm lốp lớn của Trung Quốc cũng đã có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe tải và xe bus ở Việt Nam trong các năm tới với quy mô dự án trị lên đến 242 triệu USD. Công suất hàng năm của nhà máy sẽ lên đến 1.2 triệu lốp/năm. Như vậy, áp lực cạnh tranh từ săm lốp Trung Quốc đối với DRC và CSM nhiều khả năng sẽ còn diễn biến khắc nghiệt hơn trong dài hạn.  

Tính tới 14h10, VN-Index thoái lui về ngưỡng 877 điểm (-0.27%). Trong khi đó, HNX-Index giảm 0.08%, đang dừng tại 106.70 điểm.

Phiên sáng: Hồi phục về cuối phiên sáng

Thị trường tiếp tục trạng thái giằng co mạnh trong phần lớn phiên sáng. Tuy nhiên, giao dịch trở nên tích cực trở lại về dần cuối phiên.

VN-Index kết thúc phiên sáng dừng tại mức 883.81 điểm tăng 0.51%, trong khi đó HNX-Index tăng 0.92% neo tại mức 107.77 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 3,436 tỷ đồng khớp lệnh.

Cổ phiếu phân hóa mạnh trong phiên sáng nay. Nhìn chung, diễn biến thị trường diễn ra ở thế giằng co nhưng khá cân bằng. Rổ Bluechip VN30 đã chuyển biến tích cực trở lại với 22 mã tăng/ 8 mã giảm. Ở phía hỗ trợ, VRE là cổ phiếu đáng chú ý khi trụ rất vững vàng. Các Bluechip khác như SAB, GAS, ROS… cũng hỗ trợ tốt. Đặc biệt, nhóm ngân hàng với VCB, CTG, VPB, BID, MBB đạt sự đồng thuận tốt và hỗ trợ không nhỏ cho thị trường

Ở phía giảm điểm, VNM vẫn là đại diện  tác động mạnh nhất khi kéo VN-Index giảm hơn 1.5 điểm. Tuy vậy nhờ sự đồng thuận tăng của các cổ phiếu lớn ở chiều đối diện đã giúp giảm thiểu ảnh hưởng của VNM lên thị trường.

Các nhóm Mid Cap, Small Cap và Micro Cap vẫn giao dịch ảm đạm. Dòng tiền chỉ đủ lực duy trì sự phân hóa ổn định. Trong đó, nhóm Mid Cap tăng mạnh nhất với mức tăng 0.36%. Nhóm Micro Cap là nhóm duy nhất giảm điểm với mức giảm hiện tại là 0.11%.

Khối ngoại mua ròng trên HOSE với 69 tỷ đồng và mua ròng hơn 7 tỷ đồng trên HNX. Hoạt động của khối ngoại tập trung chủ yếu ở VNM và VRE chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận.

10h30: Rung lắc mạnh

VN-Index đã rung lắc trở lại trước áp lực chốt lời giá cao của nhà đầu tư. Tuy vậy, nhìn chung mức điều chỉnh trên các chỉ số vẫn không quá lớn.

Tính tới tầm 10h25, tình trạng phân hóa trở nên rõ nét. Độ rộng sàn HOSE đạt 110 mã tăng/ 135 mã giảm. Áp lực chốt lời khiến VNM, VIC vẫn đang trong nhịp điều chỉnh. Trụ lớn nhất hiện tại của thị trường đang là VRE với mức tăng hơn 5.9%. Tuy vậy, nếu so với mức tăng kịch trần đầu phiên thì mức tăng 5.9% lại xác nhận cho xu hướng chốt lời ở VRE hơn là một tín hiệu tăng tích cực. Cung đang xả hàng rất thường xuyên và ghi nhận đến hơn 10 triệu cp được khớp lệnh.

AAA sau phiên giảm sàn ngày hôm qua đã ghi nhận sắc xanh trở lại. Cầu bắt đáy vẫn đang hoạt động tích cực với lượng khớp hiện tại hơn 1.2 triệu cp. Cổ phiếu này cũng đã về lại vùng hỗ trợ 28,000-29,000 cùng Stochastic Oscillator rơi vào vùng oversold thì kỳ vọng sẽ có tạo đáy trong ngắn hạn. 

Diễn biến tương tự trên sàn HNX khi ACB, SHB điều chỉnh nhẹ còn VGC, NTP, VCG, VCS…gia tăng nhẹ. Độ rộng trên HNX khá hẹp với 79 mã giảm/48 mã tăng.

Tính tới 10h25, VN-Index hồi về lại trên mốc 880 điểm sau nhịp rơi giữa phiên sáng và đang giao dịch quanh ngưỡng này. Trong khi đó, HNX-Index cũng hồi phục lên mức 106.86 điểm, tương ứng mức tăng nhẹ 0.07%.

Mở cửa: VN-Index nhẹ nhàng vượt 880 điểm

Tâm lý hưng phấn chiếm ưu thế trên thị trường khi các chỉ số thị trường tiếp tục nối dài đà tăng. Trong đó, sự đồng thuận của nhóm bluechip VN30 giúp VN-Index nhẹ nhàng vượt mốc 880 điểm.

Hỗ trợ cho chỉ số lúc này là vẫn là các gương mặt quen thuộc như VRE, VIC, ROS, GAS… Nhóm ngân hàng cũng giao dịch tích cực với sắc xanh lan tỏa ở VCB, VPB, MBB, CTG… Dưới sự đồng thuận của nhóm Bluechip VN30, VN-Index đã nhanh chóng bứt lên trên mốc 880 điểm.

Ở chiều ngược lại, VNM ảnh hưởng mạnh lên thị trường khi đang tạm thời chịu áp lực chốt lời gần 1.9% sau chuỗi tăng ấn tượng nhiều phiên gần đây. Đáng chú ý nhất đó là động thái trao tay thỏa thuận của khối ngoại ở VNM vẫn diễn ra rất sôi động với hơn 1,127 tỷ đồng giá trị thỏa thuận chỉ sau 30 phút đầu phiên. Một bluechip khác là VRE cũng đang ghi nhận hơn 28 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận trên thị trường.

Độ mở thị trường trên HOSE tích cực khi đến thời điểm này,có 114 mã tăng điểm và 67 mã giảm điểm. Riêng nhóm VN30 có đến 22 mã tăng/ 5 mã giảm.

Các chỉ số sàn HNX đang rung lắc mạnh khi chịu ảnh hưởng từ nhịp điều chỉnh của đại diện VCS. Tuy nhiên sắc xanh vẫn được duy trì nhờ khả năng neo giữ của NTP, VCG… ở chiều đối diện

Tính tới 9h30, VN-Index đang tăng hơn 3.62 điểm hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 882.96 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0.17% lên 106.97 điểm.

Phước Toàn

FiLi

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 14/11: Thanh khoản sụt giảm mạnh ở kỳ hạn tháng 11 (13/11/2017)

>   Vietstock Daily 14/11: Cơ hội không dành cho cả thị trường (13/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 13/11: Tăng mạnh cuối phiên (13/11/2017)

>   VN30 Futures Weekly 13-17/11/2017: Lưu ý đến rủi ro “hạ nhiệt” của nhóm cổ phiếu dẫn dắt? (12/11/2017)

>   Vietstock Weekly 13-17/11/2017: Trụ nào đủ sức thay thế VNM? (12/11/2017)

>   VN30 Futures Tuần 06-10/11: Bên mua chiếm ưu thế (10/11/2017)

>   VN30 Futures Tuần 06-10/11: Bên mua chiếm ưu thế (10/11/2017)

>   Chứng khoán Tuần 06-10/11: VNM, VIC "bốc hơi”, thị trường bứt phá (10/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 10/11: Bay cao gần 8 điểm nhờ bàn đạp VNM (10/11/2017)

>   VN30 Futures 10/11: Basic của VN30F1711 tiếp tục thu hẹp (09/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật