Thứ Hai, 13/11/2017 15:33

Nhịp đập Thị trường 13/11: Tăng mạnh cuối phiên

Giao dịch về cuối phiên chiều khá tích cực. Tuy nhiên, các nhóm ngành trên thị trường phân hóa khá mạnh.

VN-Index kết phiên giao dịch tăng 11.13 điểm tương đương 1.28% lên mức 879.34 điểm. HNX-Index tăng 0.39% lên mức 106.79 điểm.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 184 mã tăng điểm và 284 mã giảm điểm. Như vậy, các thống kê cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua. Mặc dù số mã giảm điểm áp đảo số mã tăng nhưng các chỉ số thị trường vẫn đi lên nhờ sự thăng hoa của một số mã Large Cap như VNM, VRE, VIC, GAS….

Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 5,369 tỷ đồng. Dưới góc nhìn Market Cap, chỉ số VS-Large Cap tăng mạnh nhất trong các nhóm.

Sau một thời gian dài điều chỉnh, ngành sản phẩm cao su phục hồi trở lại và dẫn đầu thị trường với mức tăng ấn tượng 6.23%. Sự tăng trưởng của DRC, CSM… giúp cho ngành này bứt phá.

Tuy nhiên, sự chú ý của các nhà đầu tư tập trung vào ngành thực phẩm-đồ uống nhiều hơn. VNM tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu kéo thị trường trong những phiên gần đây. Đây cũng là cổ phiếu nổi bật nhất trong ngành thực phẩm-đồ uống nói riêng và toàn thị trường nói chung.

Riêng SAB thì vùng đỉnh cũ 289,000-298,000 sẽ là kháng cự mạnh trong thời gian tới. Dự kiến sẽ có rung lắc mạnh trong vùng này.

Dù ngành bán buôn điều chỉnh nhưng mã TCH lại tăng trưởng ấn tượng. Thông tin CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) và Tập đoàn Navistar của Hoa Kỳ đã ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác kinh doanh xe tải, đầu kéo thương hiệu International Mỹ với giá trị 1.8 tỷ USD đã tác động hết sức tích cực đến giới đầu tư.

Giao dịch của khối ngoại tập trung chủ yếu trên VNM với khối lượng mua trên 38 triệu cp và bán trên 36 triệu cp. Ngoài ra VRE cũng được giao dịch với khối lượng khá lớn.  

14h: Large Cap đỡ thị trường

Mặc dù số mã giảm điểm áp đảo số mã tăng nhưng các chỉ số thị trường vẫn đi lên nhờ sự thăng hoa của một số mã Large Cap.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 161 mã tăng điểm và 291 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua. Mặc dù số mã giảm điểm áp đảo số mã tăng nhưng các chỉ số thị trường vẫn đi lên nhờ sự thăng hoa của một số mã Large Cap như VNM, GAS, SAB….

Ngành sản phẩm cao su đang dẫn đầu với mức tăng ấn tượng 6.43%. Sự tăng trưởng của DRC, CSM… giúp cho ngành này bứt phá.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất trong các ngành tăng mạnh lại là ngành thực phẩm-đồ uống. Như các phiên trước, VNM tiếp tục là tâm điểm của ngành này với khối lượng giao dịch khớp lệnh cũng như thỏa thuận “khủng”.

Ngành bất động sản tiếp tục phân hóa mạnh khi VIC, VRE… tăng nóng trong khi FLC lao dốc và giảm sát mức sàn.

Phiên sáng: VN-Index chỉ còn tăng gần 5 điểm

Vị trí dẫn đầu trong buổi sáng thuộc về ngành sản phẩm cao su. Trong khi đó, các ngành chăm sóc sức khỏe và chế biến thủy sản lại giảm mạnh.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 872.76 điểm, tăng 0.52%; HNX-Index dừng tại mức 106.31 điểm, tương đương mức giảm 0.06%. Giao dịch trên cả hai sàn khá sôi động cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đã giảm bớt.

Về nhóm ngành, nhóm sản phẩm cao su đang dẫn đầu. Sự tăng trưởng của DRC, CSM… giúp cho ngành này tỏa sáng trong phiên giao dịch sáng nay.

Tuy nhiên, sự chú ý của các nhà đầu tư tập trung vào ngành thực phẩm - đồ uống nhiều hơn. VNM tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu kéo thị trường trong những phiên gần đây. Đây cũng là cổ phiếu nổi bật nhất trong ngành thực phẩm - đồ uống nói riêng và toàn thị trường nói chung.

Ngoài ra SAB cũng tăng trưởng. Tuy nhiên, vùng đỉnh cũ 289,000-298,000 dự kiến sẽ là kháng cự mạnh trong thời gian tới của giá.

Ngành chế biến thủy sản sau vài phiên hồi phục đã sụt giảm và hiện đang là một trong hai ngành giảm mạnh nhất thị trường. Dự kiến đà giảm giá dài hạn của ngành này vẫn chưa chấm dứt.

Ngành bất động sản cũng gây chú ý với sự phân hóa rất rõ nét. Trong khi VIC tăng mạnh và tiếp tục hướng đến vùng mục tiêu 70,000-73,000 thì FLC lại giảm sâu và có nguy cơ về lại vùng đáy cũ 4,500-5,000.

10h30: Ngành sản phẩm cao su bứt phá, chế biến thủy sản lại giảm

Giao dịch trên thị trường nhìn chung khá sôi động. Nhiều nhóm ngành bứt phá sau một thời gian tích lũy kéo dài như sản phẩm cao su, bán buôn…

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 157 mã tăng điểm và 219 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua.

Các ngành trên thị trường phân hóa mạnh. Ngành sản phẩm cao su bứt phá và tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 3.73%. Mã DRC và CSM là nổi bật nhất trong ngành này. Các mã này đã bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và hồi phục trong những phiên gần đây.

Dù ngành bán buôn không tăng trưởng mạnh nhưng một số cổ phiếu trong ngành này đã tạo ra sự chú ý không nhỏ cho giới đầu tư.

TCH đã tăng trưởng mạnh trở lại sau khi test vùng 15,000-15,800. Hiện tại, giá đang tăng trần với dư mua khá lớn.

HHS cũng tăng trưởng trở lại với khối lượng khá cao.

Ngành chế biến thủy sản sau vài phiên hồi phục đã sụt giảm và hiện đang là ngành giảm mạnh nhất thị trường. Dự kiến đà giảm giá dài hạn của ngành này vẫn chưa chấm dứt.

10h30: Ngành bán buôn nổi sóng lớn, VNM “gánh team”

Các ETF đang biến động ngược chiều nhau nên sẽ ảnh hưởng phức tạp đến thị trường. Điểm sáng lớn nhất đầu phiên là sự bứt phá của ngành bán buôn và VNM.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) đang ở trạng thái premium trong khi FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) rơi vào trạng thái discount khá lâu. Như vậy, điều này sẽ ảnh hưởng khá phức tạp đến biến động của thị trường chung.

Độ rộng thị trường khá mạnh vào đầu phiên khi có 140 mã tăng và 115 mã giảm. Các cổ phiếu trong ngành bán buôn đang thu hút sự chú ý cao độ của nhà đầu tư. Điển hình là HHS, TCH… đều đang có sự bứt phá đáng kể sau một thời gian dài tích lũy.

Nếu HHS vượt đỉnh 4,500-4,600 thành công thì mục tiêu mới sẽ là vùng 6,500-7,000.

Việc FLC giảm gần sàn ngay đầu phiên cũng là một bất ngờ đối với dân lướt sóng. Nhìn chung, sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh 7,000-7,500 thì khả năng về lại đáy cũ 4,500-5,000 của FLC là khá cao.

Sau phiên thỏa thuận khủng vào tuần trước thì biến động của VRE cũng rất tích cực. Đây cũng là mã đáng chú ý nhất trong ngành bất động sản thời gian gần đây bên cạnh VIC.

Ngoài ra, VNM vẫn giữ vững “phong độ” sau khi vượt đỉnh cũ dài hạn của tháng 08/2016 (tương đương vùng 152,000-155,000). Mục tiêu trong đợt tăng trưởng lần này của VNM là vùng 180,000-185,000.

Thế Phong

FiLi

Các tin tức khác

>   VN30 Futures Weekly 13-17/11/2017: Lưu ý đến rủi ro “hạ nhiệt” của nhóm cổ phiếu dẫn dắt? (12/11/2017)

>   Vietstock Weekly 13-17/11/2017: Trụ nào đủ sức thay thế VNM? (12/11/2017)

>   VN30 Futures Tuần 06-10/11: Bên mua chiếm ưu thế (10/11/2017)

>   VN30 Futures Tuần 06-10/11: Bên mua chiếm ưu thế (10/11/2017)

>   Chứng khoán Tuần 06-10/11: VNM, VIC "bốc hơi”, thị trường bứt phá (10/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 10/11: Bay cao gần 8 điểm nhờ bàn đạp VNM (10/11/2017)

>   VN30 Futures 10/11: Basic của VN30F1711 tiếp tục thu hẹp (09/11/2017)

>   Vietstock Daily 10/11: Large Cap sẽ tiếp tục dẫn đầu? (09/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 09/11: Suýt đỏ điểm (09/11/2017)

>   VN30 Futures 09/11: Cẩn trọng với khả năng biến động của nhóm cổ phiếu dẫn dắt (08/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật