Chủ Nhật, 05/11/2017 09:16

Hải sản Việt Nam nỗ lực trở lại “thẻ xanh” ở thị trường EU 

Quyết liệt chống lại hành vi đánh bắt bất hợp pháp, đồng thời sẽ hoàn chỉnh các quy định, chính sách để kiểm soát vấn đề này là một trong những giải pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới để hải sản Việt Nam nhanh chóng được xóa thẻ vàng.

Ngư dân vận chuyển hải sản lên cảng Thọ Quang (Đà Nẵng) đi tiêu thụ. (Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN)

Tuy nhiên, điều căn bản nhất vẫn là doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển biến thật sự.

EU giơ “thẻ vàng”

Ngày 23​/10, EC quyết định rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam. Lý do EC cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản là Việt Nam đã hành động không đủ để chống lại nạn đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU).

Bị EU phạt "thẻ vàng", doanh nghiệp Việt hết đường lùi

Thời gian cảnh báo thẻ vàng là 6 tháng (từ ngày 23/10/2017 đến 23/4/2018). Sau 6 tháng, sau khi có kết quả của đoàn kiểm tra DG-MARE sẽ có 3 khả năng xảy ra với Việt Nam​ nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EC với các minh chứng cụ thể thì tình trạng cảnh báo thẻ vàng sẽ được dỡ bỏ; Nếu việc triển khai các quy định của EU về IUU có tiến bộ, EC có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu.

Trong trường hợp cảnh báo của EC không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EC sẽ ban hành biện pháp thẻ đỏ, khi đó lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ được áp dụng.

Tổng vụ các vấn đề về biển và thủy sản thuộc EC (DG-MARE) cũng đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước ngày 30/9. Đó là: Hoàn thiện thể chế; Quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi; Hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng; Thực hiện xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; Ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Không chỉ riêng EU, kể từ ngày 1/1/2018, Mỹ cũng đưa quy định liên quan đến IUU trong việc giám sát sản phẩm hải sản nhập khẩu.

Những tác động

EU hiện là một trong 3 thị trường xuất khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hải sản đánh bắt của Việt Nam hằng năm đạt từ 1,9-2,2 tỷ USD. Trong đó, thị trường EU và Mỹ chiếm 16-17%, tương đương với giá trị khoảng 350-400 triệu USD/năm. Riêng 9 tháng năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU đạt 1,047 tỷ USD.

Đánh giá về tác động của thẻ vàng đối với hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của nước ta, Quyền Tổng cục trưởng Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai cho rằng việc EU rút thẻ vàng đối với Việt Nam chỉ áp dụng với sản phẩm khai thác trên biển, không áp dụng cho sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu hải sản vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, sẽ có những tác động nhất định như: các lô hàng bị tăng tần suất kiểm tra hồ sơ nguồn gốc sản phẩm khai thác (có thể lên đến 100%), dẫn đến thời gian lưu kho tăng, phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU.

Bên cạnh đó, việc này cũng có khả năng gây tâm lý lo ngại đến nhà nhập khẩu ở các thị trường khác, nhất là đối với các thị trường nhập nguyên liệu của Việt Nam để tái xuất sang EU, hoặc Mỹ và các nước có quy định áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chống khai thác IUU.

Nỗ lực để EU đưa về thẻ xanh

Hiện nay, đã có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ bị EU áp dụng biện pháp phạt thẻ. Trong đó, có 6 quốc gia bị áp dụng thẻ đỏ. Tuy nhiên, đã có 10 nước được dỡ thẻ vàng và 3 nước đã được dỡ thẻ đỏ.

Hiện chỉ còn 3 quốc gia bị áp dụng thẻ đỏ là Campuchia, Comoros, Saint Vincent & Grenadines; 9 quốc gia và vùng lãnh thổ bị áp dụng biện pháp thẻ vàng trong đó có Việt Nam.

Hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ được EU gỡ thẻ vàng thời gian khoảng từ 1 đến 2 năm, riêng Thái Lan, đã 3 năm vẫn chưa được gỡ thẻ vàng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Oai, để EU đưa về thẻ xanh, Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều và hoàn thiện nhanh nhất có thể các yêu cầu về IUU. Trước hết, ngay sau khi Luật Thủy sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, cần khẩn trương xây dựng các văn bản dưới luật để có hiệu lực cùng thời điểm với Luật, nhằm đáp ứng được khung pháp lý về quản lý nghề cá theo yêu cầu của EU.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025.

Thành lập tổ công tác liên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm Tổ trưởng với sự tham gia của các Bộ, ngành, hội, hiệp hội có liên quan để chỉ đạo, điều phối triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EU.

Cùng với đó cần tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại để EU hiểu và ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai, đáp ứng các khuyến nghị của EU; tiếp tục biên dịch Luật Thủy sản sửa đổi và các văn bản dưới luật khi được sửa đổi ban hành để cung cấp cho EU, tiến tới đề nghị EU xóa thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam.

Cũng theo ông Oai, đối với các địa phương ven biển, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai kế hoạch hành động quốc gia về chống khai thác IUU; tăng cường các biện pháp quản lý tàu cá khai thác không vi phạm IUU; ngặn chặn, chấm dứt tàu khai thác hải sản trái phép tại vùng biển các nước; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm hải sản; bắt buộc tàu cá phải lắp đặt, vận hành thiết bị giám sát hành trình theo quy định; tuyên truyền phổ biến các quy định về IUU đến với người dân...

Về phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), Tổng Thư ký Trương Đình Hòe cho biết việc EU rút thẻ vàng đối với Việt Nam cũng lại là cơ hội để ngành khai thác hải sản Việt Nam đánh giá lại thực trạng, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Vì vậy thời gian qua, một mặt VASEP cùng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản đã thống nhất và quyết tâm thực hiện với sự cam kết của của 76 nhà máy chế biến và xuất khẩu hải sản (tính đến ngày 25/10) chỉ thu mua và nhập khẩu nguyên liệu hải sản khai thác hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ việc quản lý và truy xuất nguồn gốc hải sản.

Đồng thời, VASEP đã và đang phối hợp Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình hành động quốc gia tuân thủ các quy định về IUU, đáp ứng yêu cầu của thị trường EU.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Ủy ban hải sản VASEP không ai khác, chính các doanh nghiệp hải sản phải chủ động, đồng tâm hiệp lực bắt tay làm thật tốt việc chống khai thác IUU. Nếu doanh nghiệp không chống IUU thì Chính phủ cũng không thể giúp gì được.

Lan Khanh

VIETNAM+

Các tin tức khác

>   Còn thiếu nhiều yếu tố để có đặc khu “đặc biệt” (04/11/2017)

>   Khi các đặc khu đã khởi động trên đường băng (04/11/2017)

>   Suncity mua lại 34% cổ phần ở khu phức hợp casino Hoiana, cam kết đầu tư 26.2 triệu USD (03/11/2017)

>   16 nhóm vấn đề đại biểu Quốc hội muốn chất vấn Thủ tướng (03/11/2017)

>   Làm ăn với Hàn Quốc, phải biết những gì? (03/11/2017)

>   “TPP 11” đạt bước tiến quan trọng trước cuộc gặp ở Việt Nam (02/11/2017)

>   Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí (02/11/2017)

>   Uber muốn hợp tác với các công ty taxi Việt Nam (01/11/2017)

>   Bộ Giao thông đề nghị dán logo nhận diện xe Uber, Grab (01/11/2017)

>   Sụt giảm xuất khẩu tại Mỹ, EU “làm tối” bức tranh xuất khẩu cá tra (01/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật