Thứ Hai, 27/11/2017 20:30

Gói QE từ Fed ảnh hưởng gì đến kinh tế Mỹ trong 9 năm qua?

9 năm về trước, nước Mỹ chìm sâu vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Đứng trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tung ra các gói nới lỏng định lượng (QE) để vực dậy nền kinh tế trong suốt giải đoạn khủng hoảng.

Còn nhớ, tăng trưởng GDP Mỹ khi đó giảm mạnh, và nền kinh tế mất đi hàng trăm ngàn công việc mỗi tháng.

Lãi suất liên ngân hàng (Fed fund rates) mục tiêu – lãi suất tính trên các khoản vay giữa các ngân hàng thương mại – đã rất gần với mức 0%. Dù vậy, Fed vẫn tiếp tục thực hiện các động thái chưa từng có tiền lệ để hạ lãi suất thêm nữa. Cụ thể, Fed tung ra các gói QE, mua hàng ngàn tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp.

Trong giai đoạn 2008-2015, số dư trên bảng cân đối kế toán của Fed (tổng tài sản) nhảy vọt từ 900 tỷ USD lên 4.5 ngàn tỷ USD.

Joseph Gagnon – quan chức cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), từng làm việc tại Fed và góp phần vào động thái tung ra QE trong năm 2008 – nhấn mạnh rằng, nghiên cứu cho thấy các gói QE đã thành công trong việc giảm lãi suất dài hạn.

Tuy nhiên, ông Gagnon cho hay có nhiều bất đồng về tác động của gói QE và lãi suất thấp đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Sau năm 2008, tăng trưởng GDP Mỹ đã hồi phục và giữ ổn định ở gần mức 2%.

Nhiều nhà đầu tư lo sợ rằng gói QE sẽ làm giá cả tăng mạnh, thế nhưng cho tới nay, lạm phát vẫn còn ở mức thấp hơn mục tiêu 2% của Fed.

Chính sách tiền tệ của Fed tạo điều kiện để Chính phủ vay tiền với lãi suất thấp và do đó, lượng nợ công của Mỹ lên mức gần 20 ngàn tỷ USD. Một số người lo ngại rằng bong bóng có thể phát nổ khi Fed bắt đầu thoát khỏi thị trường trái phiếu Chính phủ.

9 năm sau khi tung ra gói QE, Fed một lần nữa bước vào một phạm vi mới, khi cơ quan này bắt đầu quá trình cắt giảm số dư hàng ngàn tỷ USD trên bảng cân đối kế toán.

Tại cuộc họp chính sách tháng 9/2017, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) tuyên bố khởi động chương trình bình thường hóa bảng cân đối kế toán bắt đầu từ tháng 10. Thay vì tái đầu tư toàn bộ số tiền từ danh mục trái phiếu khổng lồ, Fed sẽ cho phép thoái vốn một lượng giới hạn mỗi tháng. Chương trình sẽ bắt đầu ở mức thoái vốn là 10 tỷ USD/tháng và sau mỗi 3 tháng, sẽ tăng thêm 10 tỷ USD cho đến khi đạt mức 50 tỷ USD.

Chuyên gia kinh tế trưởng của HSBC, Kevin Logan, cho hay: “Đây là một cuộc thử nghiệm rất lớn. Một thứ gì đó mà Fed chưa từng thực hiện trước đây”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Mức lương hưu "khủng" của cựu Tổng thống Zimbabwe (25/11/2017)

>   Sau 5 năm tăng trưởng nóng, thị trường nhà ở Australia có quy mô gấp 4 lần nền kinh tế (24/11/2017)

>   Đà leo dốc của giá dầu ảnh hưởng gì đến chính sách của các NHTW châu Á? (23/11/2017)

>   Vì Brexit, Anh bị Pháp đánh bật ra khỏi top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới (23/11/2017)

>   Venezuela chìm sâu vào khủng hoảng, lạm phát hơn 4,000% (23/11/2017)

>   Vì sao tân lãnh đạo Zimbabwe có biệt danh 'Cá sấu'? (22/11/2017)

>   Tái đàm phán NAFTA: Mỹ có thế mất 50.000 việc làm nếu cứng rắn (21/11/2017)

>   Janet Yellen nộp đơn xin rút khỏi Ban Thống đốc Fed (21/11/2017)

>   Hanjin Shipping - Bài học từ “gã khổng lồ” phá sản (21/11/2017)

>   Hồng Kông phá kỷ lục về giá căn hộ ở châu Á (21/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật