Thứ Năm, 23/11/2017 14:32

Đà leo dốc của giá dầu ảnh hưởng gì đến chính sách của các NHTW châu Á?

Đà leo dốc của giá dầu có thể là yếu tố làm thay đổi bức tranh lạm phát ở châu Á, và có khả năng buộc các ngân hàng trung ương (NHTW) phải nâng lãi suất sau nhiều năm thực thi chính sách lãi suất cực thấp.

Khi tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á liên tục hưởng lợi từ sự hồi phục trong hoạt động xuất khẩu, các yếu tố thúc đẩy lạm phát cũng bắt đầu hình thành.

Giá thực phẩm có thể gia tăng khi giá dầu leo dốc. Đây là 2 yếu tố khá quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách ở châu Á – nơi tỷ trọng của thực phẩm và năng lượng trong thước đo lạm phát trung bình là 38%, và có một vài thị trường thậm chí ở mức 50% hoặc cao hơn, các chuyên gia phân tích tại Nomura Holdings, cho hay.

“Điều quan trọng là: Đà tăng mạnh gần đây của giá dầu (nếu duy trì được) có thể tạo động lực để thúc đẩy các NHTW ở thị trường mới nổi nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến”, các chuyên gia phân tích tại Nomura Holdings cho biết.

Tuy nhiên, tác động từ đà tăng của giá dầu sẽ khác nhau giữa các quốc gia. Các quốc gia xuất khẩu dầu, như Malaysia, thì được hưởng lợi rất nhiều. Ngành đóng tàu ở Hàn Quốc có thể hưởng lợi nếu giá dầu cao hơn làm gia tăng đơn đặt hàng từ vùng Trung Đông. Với thặng dư tài khoản vãng lai hiện tại chiếm gần 13% sản lượng quốc gia, Đài Loan đang ở vị thế tốt để đối phó với bất kỳ sự gia tăng của giá cả.

Bên cạnh đó, lạm phát gia tăng cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng danh nghĩa, và cũng sẽ được hoan nghênh ở khu vực đang chìm ngập trong nợ nần. Mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục sẽ là một công cụ thay thế để nhà hoạch định nâng lãi suất.

Dưới đây, Bloomberg chỉ ra các tác động từ đà tăng của giá dầu đến các nền kinh tế châu Á:

Trung Quốc

Với tư cách là quốc gia mua dầu lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc sẽ dễ bị tổn thương trước đà tăng của giá dầu. Từ đó, điều này sẽ gây áp lực lên thặng dư tài khoản vãng lai, nâng cao giá hàng hóa sản xuất ở nhà máy, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp và cuối cùng là tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Lạm phát lõi (core inflation) đang ở mức cao nhất trong 6 năm. May mắn là dầu chỉ chiếm một phần nhỏ trong rổ hàng hóa để tính chỉ số CPI, vì thế tác động của đà tăng của giá dầu lên lạm phát không quá đáng kể, Nomura cho biết.

Nhật Bản

Mặc dù giá dầu cao hơn có thể nâng lạm phát về gần mức mục tiêu 2% của BoJ, nhưng chúng cũng có một số tác động tiêu cực. Cụ thể, Nhật Bản nhập khẩu gần như tất cả lượng dầu tiêu thụ ở nước này, vì thế khi giá dầu gia tăng thì điều này có thể tác động tiêu cực đến sức mua của hộ gia đình, trong bối cảnh tăng trưởng tiền lương chỉ mới bắt đầu nhích nhẹ. Trong tháng 11/2017, giá xăng tại Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2015.

Ấn Độ

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) ước tính, giá dầu ở mức 65 USD/thùng có thể làm lạm phát hàng năm tăng thêm 30 điểm cơ bản, nhưng lại khiến một thước đo tăng trưởng giảm bớt 15 điểm cơ bản. Lạm phát hàng năm của Ấn Độ được dự báo chạm mức 4.2-4.6% trong giai đoạn 6 tháng kết thúc vào ngày 31/03/2018, vượt quá mức mục tiêu trung hạn 4% của RBI.

Ấn Độ nhập khẩu 80% lượng dầu cần thiết của quốc gia, và theo ước tính của Bộ phận Phân tích và Hoạch dịch Dầu khí (PPAC), giá dầu tăng thêm 10 USD sẽ làm khoản thâm hụt tài khoản vãng lai tăng thêm 8 tỷ USD (tương ứng 0.3% GDP Ấn Độ).

Indonesia

Mặc dù là một quốc gia sản xuất dầu, nhưng Indonesia vẫn phải nhập khẩu thêm dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, Indonesia cũng bị tác động trước đà tăng của giá dầu. Các chuyên gia phân tích cho hay chu kỳ nới lỏng chính sách của NHTW đã kết thúc, và động thái kế tiếp có thể là nâng lãi suất.

Philippines

Quốc gia Đông Nam Á này phụ thuộc khá nhiều vào lượng dầu nhập khẩu. Điều này có nghĩa, giá dầu cao hơn sẽ gây áp lực lên vị thế của tài khoản vãng lai và thúc đẩy lạm phát tăng nhanh chóng. NHTW của Philippines đã được một số chuyên gia kinh tế đề nghị thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2018. Khi lạm phát dao động ở mức 3.5% (nằm trong phạm vi mục tiêu là 2-4%), thì NHTW của Philippines có thể nâng lãi suất sớm hơn dự báo.

Malaysia

Là một nhà xuất khẩu ròng dầu và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), Malaysia sẽ hưởng lợi nếu giá dầu tăng cao. Tuy nhiên, nó cũng sẽ làm gia tăng lạm phát. Nomura ước tính, chỉ số CPI sẽ tăng 0.8% khi giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng. NHTW Malaysia đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi chuyển sang lập trường “diều hâu”.

Hàn Quốc

Lượng tiêu thụ và lợi nhuận doanh nghiệp có thể giảm sút, nhưng nhìn chung Hàn Quốc vẫn có thể hưởng lợi nếu như số lượng đơn đặt hàng đóng tàu từ các công ty năng lượng gia tăng. Trước đó, NHTW Hàn Quốc đã báo hiệu rằng chi phí đi vay sẽ tăng cao hơn.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Vì Brexit, Anh bị Pháp đánh bật ra khỏi top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới (23/11/2017)

>   Venezuela chìm sâu vào khủng hoảng, lạm phát hơn 4,000% (23/11/2017)

>   Vì sao tân lãnh đạo Zimbabwe có biệt danh 'Cá sấu'? (22/11/2017)

>   Tái đàm phán NAFTA: Mỹ có thế mất 50.000 việc làm nếu cứng rắn (21/11/2017)

>   Janet Yellen nộp đơn xin rút khỏi Ban Thống đốc Fed (21/11/2017)

>   Hanjin Shipping - Bài học từ “gã khổng lồ” phá sản (21/11/2017)

>   Hồng Kông phá kỷ lục về giá căn hộ ở châu Á (21/11/2017)

>   Vượt mặt Singapore, Hồng Kông dẫn đầu cuộc đua thu hút nhân tài (21/11/2017)

>   Suất "ngắm" căn hộ mẫu chung cư ở Hồng Kông có giá gần 1 triệu USD (21/11/2017)

>   Robert Mugabe - từ anh hùng tới độc tài (21/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật